Ấn Độ đã thi công cây cầu mới tại vùng Đông Bắc hẻo lánh, vị thế khiến các chuyên gia dự đoán có thể châm ngòi tranh chấp biên giới với Trung Quốc.

Chú thích ảnh
Binh sĩ Trung Quốc đứng gác khi đồng nghiệp Ấn Độ thi công tại khu vực gần biên giới chung. Ảnh: AP

Cây cầu của Ấn Độ có trọng tải 40 tấn, xây tại bang Arunachal Pradesh, nơi thường xảy ra tranh chấp biên giới với láng giềng Trung Quốc. Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) đưa tin trong năm 2019, xâm nhập biên giới ở khu vực này đã tăng 50%.

Chuyên gia chiến lược Nitin Gokhale tại New Delhi nhận định; "Khu vực biên giới đó luôn luôn có xu hướng là điểm xích mích giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Thiếu tuyến đường đáng tin cậy và sử dụng được trong mọi điều kiện thời tiết chính là điểm yếu. Cây cầu mới và đường được nâng cấp sẽ đảm bảo hậu cần không gián đoạn đối với các binh sĩ”.

Tuyến giao thông này được xây dọc biên giới với Trung Quốc ở thời điểm 2 quốc gia nảy sinh căng thẳng. Trung Quốc cáo buộc Ấn Độ ngáng đường các công ty nước này ở Nam Á sau khi New Delhi thắt chặt luật lệ đối với đầu tư nước ngoài.

Ấn Độ thay đổi luật đầu tư nước ngoài, theo đó yêu cầu công ty từ các quốc gia láng giềng được mua lại công ty địa phương sau khi có sự thông qua của chính phủ. Động thái này nhằm giảm rủi ro lợi dụng dịch COVID-19 để hạ thấp giá trị các công ty Ấn Độ. Ấn Độ hiện có chung đường biên giới với 7 quốc gia khác, bao gồm Trung Quốc.

Cây cầu cũng nằm ở gần cao nguyên Doklam - khu vực năm 2017 xảy ra sự kiện căng thẳng quân sự kéo dài nhiều tháng trời giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Trung Quốc và Ấn Độ có đường biên giới dài 3.862km. Cả hai bên đều cáo buộc nhau từng xâm phạm lãnh thổ. Trong tháng 6/2017, 16 quân nhân Trung Quốc và nhiều công nhân xây dựng đã thi công một con đường qua cao nguyên Doklam nằm tại khu vực biên giới tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

Sự việc này châm ngòi cho 10 tuần căng thẳng giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ. Hai quốc gia đều cử binh sĩ giám sát chặt chẽ nhau ở biên giới. Đến ngày 28/8/2017, cả hai quốc gia quyết định rút quân sau các cuộc đàm phán bí mật giữa Bắc Kinh và New Delhi dẫn tới kết quả ngừng thi công con đường tại Doklam.

Trong một diễn biến khác, người phát ngôn quân đội Ấn Độ Aman Anand ngày 23/4 nêu rõ: "Ấn Độ và Trung Quốc có quan điểm khác biệt về biên giới”.


                              Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


EU và Pfizer/BionTech điều chỉnh hợp đồng cung cấp vaccine COVID-19

Ngày 26/5, Liên minh châu Âu (EU) và các công ty dược phẩm gồm Pfizer (Mỹ) và BionTech (Đức) thông báo đã đạt được thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng cung ứng vaccine phòng bệnh COVID-19, theo đó giảm số lượng vaccine và lùi thời điểm giao hàng đến năm 2026.

Mỹ và Trung Quốc nhất trí thiết lập các kênh liên lạc để tăng cường trao đổi về thương mại

Ngày 25/5, tại thủ đô Washington, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Văn Đào đang thăm Mỹ để thảo luận vấn đề thương mại song phương.

Nhật Bản: Bắt giữ nghi phạm vụ tấn công bằng dao và nổ súng tại tỉnh Nagano

Ngày 26/5, cảnh sát Nhật Bản cho biết đã bắt giữ 1 đối tượng bị cáo buộc liên quan đến vụ tấn công bằng dao và nổ súng khiến tổng cộng 4 người thiệt mạng một ngày trước đó.

Khai mạc Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 25/5, Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28 đã khai mạc tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản với chủ đề "Nâng tầm sức mạnh của châu Á trong giải quyết các thách thức toàn cầu"

Tàu mắc cạn khiến kênh đào Suez ùn tắc

Một con tàu đã bị mắc cạn trên kênh đào Suez ở Ai Cập khiến ít nhất 4 tàu khác bị kẹt lại phía sau.

Italy ‘oằn mình’ trước trận lụt lịch sử tồi tệ nhất trong 100 năm

Hai đợt mưa diễn ra cách nhau 15 ngày đã đổ xuống Emilia Romagna - một trong những vùng giàu có nhất tại Italy - lượng nước mưa bằng mức trung bình của cả năm, nhấn chìm hàng chục thành phố và thị trấn, gây ra hàng trăm vụ lở đất và làm tê liệt hơn 500 con đường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục