Khoảng 16 giờ 30 phút ngày 5-10 (giờ Việt Nam), Hội đồng Giải thưởng Nobel thuộc Viện Karolinska của Thụy Điển công bố, giải thưởng Nobel Y sinh năm 2020 thuộc về ba nhà khoa học Harvey J. alter, Michael Houghton và Charles M. Rice vì đã phát hiện virus viêm gan C.
Chân dung của chủ nhân giải Nobel Y học năm 2020. (Nguồn: nobelprize.org)
Thông cáo của Hội đồng Giải thưởng Nobel thuộc Viện Karolinska cho biết, giải thưởng Nobel Y học năm 2020 được trao cho ba nhà khoa học đã có đóng góp mang tính quyết định đối với cuộc chiến chống lại bệnh viêm gan lây qua đường máu, một vấn đề lớn về sức khỏe của toàn cầu gây ra xơ gan và ung thư gan.
Ba nhà khoa học Harvey J. Alter (Mỹ), Michael Houghton (Anh) và Charles M. Rice (Mỹ) đã có những phát hiện quan trọng dẫn tới việc xác định một loại virus mới, đó là virus viêm gan C. Công trình khoa học vừa được xướng tên đã phát hiện nguyên nhân dẫn tới các trường hợp viêm gan mạn tính cũng như các xét nghiệm máu và loại thuốc mới có thể giúp cứu sống hàng triệu người.
Trước đó, dù đã phát hiện virus viêm gan A và virus viêm gan B nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích nguyên nhân dẫn tới phần lớn các ca mắc viêm gan lây truyền qua đường máu. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, mỗi năm có khoảng 70 triệu người mắc và 400 nghìn người tử vong vì các bệnh liên quan đến viêm gan.
Giải Nobel Y học là giải đầu tiên được công bố trong mùa giải Nobel năm nay. Tiếp đó sẽ là các lễ công bố giải Nobel Vật lý (ngày 6-10), giải Nobel Hóa học (ngày 7-10), giải Nobel Văn học (ngày 8-10), giải Nobel Hòa bình (ngày 9-10) và giải Nobel Kinh tế (ngày 12-10).
Năm nay, mỗi giải thưởng Nobel sẽ có giá trị 10 triệu krona Thụy Điển (hơn 1.120.000 USD), tăng thêm một triệu krona so với năm 2019. Giải thưởng sẽ được chia đều trong trường hợp có nhiều hơn một người được xướng tên.
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lễ trao các giải Nobel Y học, Vật lý, Hóa học, Văn học và Kinh tế sẽ không thể diễn ra tại Stockholm theo truyền thống trước đây. Sự kiện này sẽ được tổ chức qua truyền hình. Trong khi đó, Viện Nobel Na Uy sẽ thu hẹp quy mô lễ trao giải Nobel Hòa bình, dự kiến diễn ra tại thủ đô Oslo (Na Uy) vào tháng 12 tới do tình hình dịch bệnh.
Giải Nobel Y học năm 2019 được trao cho ba nhà khoa học William Kaelin, Peter Ratcliffe và Gregg Semenza vì những khám phá về cách thức các tế bào cảm thụ và thích ứng với môi trường oxy thay đổi.
Theo Nhandan.com.vn
Mỹ vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 7.359.210 ca nhiễm, 209.755 ca tử vong, 4.605.681 ca phục hồi; tiếp theo là Ấn Độ, Brazil, Nga, Colombia.
Ngày 28-9, Chính phủ Thái Lan thông báo nước này sẽ tiếp tục gia hạn Sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp thêm một tháng nữa, tới ngày 31-10; đồng thời, thông qua kế hoạch cấp thị thực du lịch đặc biệt, bắt đầu từ ngày 1-10.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 28/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch phân phối 100 triệu bộ kiểm tra nhanh virus SARS-CoV-2 cho các bang trong tuần này, đồng thời, kêu gọi mạnh mẽ thống đốc các bang sử dụng chúng để mở cửa trở lại các trường học.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 243.342 ca mắc COVID-19 và 3.682 ca tử vong, đưa tổng số ca bệnh lên trên 33,2 triệu người, trong đó có trên 1 triệu bệnh nhân không qua khỏi.
Khác với không khí rộn ràng và náo nhiệt trước đây, năm nay người dân tại một số nước châu Á đón Tết Trung thu với sự thận trọng khi số ca mắc Covid-19 tại khu vực này vượt mốc 10 triệu người.
Chính phủ Saudi Arabia cho biết hội nghị thượng đỉnh sắp tới của G-20 sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến từ ngày 21-22/11 và do Quốc vương Salman bin Abdulaziz Al Saud chủ trì.