Ngày 30-12, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) U.Lây-en, Chủ tịch Hội đồng châu Âu S.Mi-sen và Thủ tướng Anh B.Giôn-xơn đã ký chính thức thỏa thuận hậu Brexit mang tên Hiệp định Thương mại và Hợp tác giữa Anh và Liên hiệp châu Âu (EU), theo đó cho phép áp dụng tạm thời từ ngày 1-1-2021. Văn kiện này được các lãnh đạo EU ký, trước khi chuyển tới Luân Ðôn để Thủ tướng Anh ký hoàn tất các thủ tục. Các lãnh đạo EU khẳng định, EU sẽ hợp tác với Anh dựa trên các giá trị và lợi ích chung trong nhiều vấn đề lớn, như chống biến đổi khí hậu và ứng phó đại dịch.


Các nhà lãnh đạo EU tại lễ ký thỏa thuận thương mại với Anh. Ảnh FRANCE 24

★ Cùng ngày, Quốc hội Anh khởi động cuộc thảo luận gấp rút để có thể phê chuẩn thỏa thuận trước khi kết thúc năm 2020. Văn bản này còn cần được Nghị viện châu Âu (EP) phê chuẩn, dự kiến vào tháng 2-2021. Giai đoạn chuyển tiếp Brexit kết thúc vào đêm 31-12-2020, sau đó hai bên nhất trí áp dụng một thỏa thuận tạm thời, trên cơ sở Hiệp định Thương mại và Hợp tác đã ký. Hôm nay (31-12), EC chính thức công bố toàn bộ nội dung thỏa thuận gồm 1.250 trang, để mở đường cho việc áp dụng thỏa thuận tạm thời.

★ Trước đó, trên cương vị Chủ tịch luân phiên EU, Ðức hoan nghênh các nước thành viên đã thông qua thỏa thuận thương mại EU - Anh hậu Brexit. Trên Twitter, Bộ trưởng Ngoại giao Ðức H.Ma-át nhấn mạnh, việc 27 nước thành viên EU đạt đồng thuận đã giúp ngăn chặn sự hỗn loạn do Brexit vào thời điểm chuyển giao sang năm 2021.

★ Hiệp định Thương mại và Hợp tác quy định về quan hệ kinh tế giữa EU và Anh giai đoạn sau Brexit, với mục tiêu duy trì dòng thương mại thông suốt, giúp các doanh nghiệp hai bên tiếp cận các thị trường của nhau thuận lợi, trao đổi hàng hóa không bị áp đặt quy định ngặt nghèo về thuế quan. Thỏa thuận cũng bao gồm các quy định về đánh bắt cá, hợp tác hai bên trong nhiều lĩnh vực.

★ Ngày 29-12, Anh và Thổ Nhĩ Kỳ cũng ký thỏa thuận thương mại trị giá khoảng 25 tỷ USD, qua đó đặt nền tảng cho một thỏa thuận thương mại song phương toàn diện thời hậu Brexit. Theo thỏa thuận, thuế quan ưu đãi được áp dụng với 7.600 doanh nghiệp Anh xuất khẩu hàng hóa vào Thổ Nhĩ Kỳ, chuỗi cung ứng đối với các nhà sản xuất ô-tô có trụ sở tại Anh được bảo vệ...


 

TheoNhanDan

Các tin khác


Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Tình hình kinh tế đáng lo ngại ở đất nước có lạm phát cao nhất thế giới

Ngày 12/4, Viện Thống kê và Điều tra quốc gia Argentina (INDEC) cho biết, tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 3/2024 đứng ở mức 11% so với tháng trước đó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục