Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ít nhất 150 thành viên đảng Dân chủ tại Hạ viện đã ký một lá thư bày tỏ sự ủng hộ đối với việc Tổng thống đắc cử Joe Biden thúc đẩy tái ký thỏa thuận hạt nhân Iran.
Toàn cảnh nhà máy hạt nhân Natanz, cách thủ đô Tehran, Iran 270km về phía Nam. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Một số nhân vật đi đầu trong việc thúc đẩy lá thư chung trên gồm có các Hạ nghị sĩ David Price (bang North Carolina), Barbara Lee (California), Jan Schakowsky (Illinois), Gregory Meeks (New York), Joaquin Castro (Texas), Abigail Spanberger (Virginia) và Brad Sherman (California).
Các thành viên của Dân chủ cho rằng nỗ lực của ông Biden để gia nhập lại thỏa thuận quốc tế nếu Iran quay trở lại tuân thủ nên được sử dụng như một điểm khởi đầu cho các cuộc đàm phán tiếp theo nhằm giải quyết "hành vi độc hại khác" của Tehran. Nội dung lá thư trên khẳng định sự ủng hộ đối với việc nhanh chóng thực hiện các bước ngoại giao cần thiết để khôi phục các ràng buộc đối với chương trình hạt nhân của Iran và đưa cả Iran và Mỹ tuân thủ Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA) như một điểm khởi đầu cho các cuộc đàm phán tiếp theo.
Năm 2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút khỏi thỏa thuận JCPOA được ký dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama và triển khai chính sách trừng phạt "gây áp lực tối đa" mà đảng Dân chủ cho rằng đã thất bại trong việc hạn chế chương trình hạt nhân của Iran và góp phần làm gia tăng các cuộc đối đầu trong khu vực.
Bức thư mới khiến các nghị sĩ của Dân chủ tại Hạ viện đứng ở phía đối lập với những người có quan điểm chỉ trích việc ông Biden thúc đẩy gia nhập lại thỏa thuận quốc tế được ký vào năm 2015 này. Những người phản đối sẽ cần đa số 2/3 trong Quốc hội để vượt qua quyền phủ quyết của ông Biden đối với bất kỳ đạo luật nào nhằm ngăn chặn việc tái tham gia thỏa thuận Iran.
Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Bahrain, hai quốc gia Arab vùng Vịnh gần đây đã mở quan hệ ngoại giao với Israel, cũng cho biết họ mong đợi sẽ được tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán nào cho các cuộc đàm phán trong tương lai với Iran.
Bất đồng về việc tái ký thỏa thuận diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Washington và Tehran sau vụ ám sát một nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran, được nhiều người cho là do Israel thực hiện, và kỷ niệm một năm vụ tấn công bằng máy bay không người lái do Mỹ tiến hành làm thiệt mạng Tướng Iran Qassem Soleimani.
Bên cạnh đó, ngày 23/12, Tổng thống Trump nói rằng Iran phải chịu trách nhiệm cho một vụ tấn công tên lửa quy mô lớn vào Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad xảy ra ngày 20/12. Vụ tấn công được xem là lớn nhất vào cơ sở này trong một thập kỷ qua.
Theo Báo Tin tức
Ngày 26/5, Liên minh châu Âu (EU) và các công ty dược phẩm gồm Pfizer (Mỹ) và BionTech (Đức) thông báo đã đạt được thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng cung ứng vaccine phòng bệnh COVID-19, theo đó giảm số lượng vaccine và lùi thời điểm giao hàng đến năm 2026.
Ngày 25/5, tại thủ đô Washington, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Văn Đào đang thăm Mỹ để thảo luận vấn đề thương mại song phương.
Ngày 26/5, cảnh sát Nhật Bản cho biết đã bắt giữ 1 đối tượng bị cáo buộc liên quan đến vụ tấn công bằng dao và nổ súng khiến tổng cộng 4 người thiệt mạng một ngày trước đó.
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 25/5, Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28 đã khai mạc tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản với chủ đề "Nâng tầm sức mạnh của châu Á trong giải quyết các thách thức toàn cầu"
Một con tàu đã bị mắc cạn trên kênh đào Suez ở Ai Cập khiến ít nhất 4 tàu khác bị kẹt lại phía sau.
Hai đợt mưa diễn ra cách nhau 15 ngày đã đổ xuống Emilia Romagna - một trong những vùng giàu có nhất tại Italy - lượng nước mưa bằng mức trung bình của cả năm, nhấn chìm hàng chục thành phố và thị trấn, gây ra hàng trăm vụ lở đất và làm tê liệt hơn 500 con đường.