Trong 24 giờ qua, số ca tử vong do COVID-19 tăng thêm 3.654 ca, đánh dấu ngày thứ hai liên tiếp quốc gia Nam Á này ghi nhận số ca tử vong theo ngày vượt mốc 3.000 người.


Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 tới bệnh viện ở New Delhi, Ấn Độ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ấn Độ hiện là "tâm chấn" mới của đại dịch COVID-19 khi trong suốt một tuần qua, quốc gia này liên tục ghi nhận hơn 300.000 ca mắc mới mỗi ngày và đã có hơn 200.000 ca tử vong.

Ngày 28/4, Bộ Y tế Ấn Độ cho biết tổng số ca mắc tại nước này hiện đã vượt 18 triệu ca.

Theo số liệu mới nhất, trong 24 giờ qua, Ấn Độ ghi nhận 379.257 ca mắc mới, cao nhất kể từ khi dịch bùng phát. Số ca tử vong do COVID-19 cũng tăng thêm 3.654 ca, đánh dấu ngày thứ hai liên tiếp quốc gia Nam Á này ghi nhận số ca tử vong theo ngày vượt mốc 3.000 người và đây cũng là mức cao kỷ lục mới.

Hiện số ca mắc và tử vong do COVID-19 tại Ấn Độ đã lên tới lần lượt là 18,38 triệu ca và 204.832 ca.

Trong bối cảnh số ca mắc mới trên toàn cầu vẫn không ngừng gia tăng trong 9 tuần liên tiếp, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 27/4 cho biết chỉ riêng Ấn Độ đã chiếm tới 38% tổng số ca mắc mới, tương đương 2.172.063 ca, được ghi nhận trong giai đoạn 7 ngày kết thúc vào ngày 25/4. Sự gia tăng số ca mắc ở Ấn Độ được cho chủ yếu do sự xuất hiện của biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có tên B.1.617.

Biến thể này chứa hai đột biến đáng lo ngại là E484Q và L425R, có tốc độ lây lan nhanh hơn so với các biến thể mới khác tại Ấn Độ. WHO cho biết biến thể này được phát hiện trong nhiều ca mắc mới gần đây tại Ấn Độ.

Cũng trong tuần qua, Ấn Độ cũng ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 tăng 93% so với tuần trước đó. Trong vòng 7 ngày qua, đã có 15.161 người không qua khỏi vì COVID-19.

Hiện hệ thống y tế của Ấn Độ rơi vào tình cảnh quá tải khi không còn đủ giường bệnh, ôxy y tế và thuốc điều trị COVID-19. Nhiều nước và tổ chức quốc tế đã cam kết sẽ gấp rút hỗ trợ.

Ngày 28/4, người phát ngôn Liên hợp quốc Farhan Haq cho biết đội ngũ Liên hợp quốc tại Ấn Độ, do Điều phối viên thường trú Renata Lok-Dessallien dẫn đầu, đang hỗ trợ chính quyền sở tại ứng phó với dịch COVID-19 thông qua việc cung cấp thiết bị và vật tư y tế.

WHO và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đang tích cực mua sắm thiết bị và vật tư y tế, bao gồm 7.000 máy tạo ôxy, máy xét nghiệm virus SARS-CoV-2 và đồ bảo hộ cá nhân.

WHO cũng đang hỗ trợ thành lập các đơn vị bệnh viện di động và đã triển khai khoảng 2.600 cán bộ thực địa hỗ trợ giới chức y tế Ấn Độ. Đội ngũ của WHO tại Ấn Độ cũng đang tiếp tục thúc đẩy chiến dịch nhấn mạnh việc thực hiện 3 biện pháp chống dịch gồm đeo khẩu trang, rửa tay và đảm bảo khoảng cách.

Cùng ngày, Anh thông báo sẽ viện trợ cho Ấn Độ 3 máy tạo ôxy công suất lớn, được mệnh danh là "các nhà máy tạo ôxy." Mỗi "nhà máy" có kích thước bằng 1 thùng container, có thể sản xuất 500 lít ôxy/phút.

Ngoại trưởng Dominic Raab khẳng định Anh luôn sát cánh cùng Ấn Độ trong cuộc chiến chống COVID-19.

Ông nêu rõ: "Hợp tác quốc tế là yếu tố cần thiết hơn bao giờ hết và gói hỗ trợ bổ sung của Anh sẽ giúp đáp ứng nhu cầu hiện tại của Ấn Độ, đặc biệt là ôxy y tế." Tổng cộng, Anh đã chuyển 495 máy tạo ôxy và 200 máy thở đến Ấn Độ trong tuần này.

Ireland cùng ngày thông báo chuyến hàng quyên góp khẩn cấp gồm 700 máy tạo ôxy đã khởi hành đến Ấn Độ.

Trong khi đó, Nhà Trắng thông báo trong thời gian tới, Mỹ sẽ gửi các loại trang thiết bị y tế có tổng trị giá hơn 100 triệu USD để hỗ trợ Ấn Độ. Ngoài ra, Mỹ cũng chuyển nguyên liệu sản xuất vaccine AstraZeneca của riêng nước này cho Ấn Độ để quốc gia Nam Á sản xuất hơn 20 triệu liều vaccine ngừa COVID-19.

Dịch bệnh phức tạp tại Ấn Độ cũng khiến Bộ Ngoại giao Mỹ khuyến cáo công dân "không nên đến Ấn Độ hoặc nên rời đi ngay nhằm đảm bảo an toàn."

Trên tài khoản mạng xã hội Twitter, bộ trên viết: "Công dân Mỹ muốn rời Ấn Độ nên tận dụng các phương tiện giao thông thương mại đang hiện tại sẵn có," lưu ý "các chuyến bay trực tiếp hàng ngày đến Mỹ và các chuyến bay qua Paris (Pháp) và Frankfurt (Đức) đều có sẵn."

Trong một cảnh báo về y tế riêng, Đại sứ quán Mỹ tại Ấn Độ lưu ý các ca mắc mới và tử vong do COVID-19 đã tăng mạnh trên khắp Ấn Độ, trong khi cơ sở hạ tầng phục vụ công tác xét nghiệm được cho là bị hạn chế ở nhiều địa điểm.

Các công dân Mỹ cũng đã thông báo bị từ chối tiếp nhận vào các bệnh viện ở một số thành phố do thiếu chỗ. Bộ Ngoại giao đã ban hành cảnh báo "cấp độ 4" - cấp độ cao nhất - đối với việc du lịch tới Ấn Độ.

Trong tuần qua, khoảng 20 nước đã tạm dừng khai thác các chuyến bay chở khách từ Ấn Độ trong những khoảng thời gian khác nhau hoặc áp đặt các tiêu chuẩn nhập cảnh khắt khe đối với du khách từ Ấn Độ.

Một số quốc gia và vùng lãnh thổ không tiếp nhận những du khách đã ở Ấn Độ trong 14 ngày trước đó. Những quốc gia này bao gồm Canada, Anh, Hà Lan, Đức, Italy, Iran, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Kuwait, Saudi Arabia, Oman, Bangladesh, Maldives, Singapore, Indonesia, Australia, New Zealand và vùng lãnh thổ Hong Kong (Trung Quốc)./.

Theo TTXVN

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục