Nỗ lực thúc đẩy triển khai tiêm vaccine COVID-19 đã tạo ra một nền kinh tế đặc thù, mang lại nhiều lợi ích riêng cho những người có chứng nhận chích ngừa.


Nhiều công ty Mỹ yêu cầu nhân viên bắt buộc phải tiêm chủng.

Nhân viên Mỹ được yêu cầu tiêm vaccine hoặc nghỉ việc

Các doanh nghiệp trên thế giới đang ngàycàng cứng rắn trong việc giữ an toàn cho người lao động. Đặc biệt trước tình hình biến thể Delta khiến số ca nhập viện tăng cao, ngày càng nhiều công ty đưa ra yêu cầu bắt buộc nhân viên phải tiêm chủng, thậm chí đối với cả khách hàng và các đối tác.

Nếu không tiêm chủng, nhân viên sẽ phải tự bỏ tiền túi để xét nghiệm virus nhiều lần trong tuần, bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi làm việc và nhất định phải là khẩu trang N95. Nhiều văn phòng tại phố Wall còn thẳng thắn cho biết nhân viên sẽ cần tìm một công việc mới nếu không có ý định tiêm phòng. Các nhân viên thường có thời hạn 45 ngày để tiêm. Chủ các doanh nghiệp đang đặt vấn đề đảm bảo an toàn lên hàng đầu, trước khi thực sự mở cửa trở lại. 

Làn sóng thúc đẩy tiêm vaccine ngừa COVID-19 diễn ra tại Mỹ sau khi Tổng thống Joe Biden thể hiện rõ quan điểm ủng hộ tiêm vaccine trong bài phát biểu mới nhất tại Nhà Trắng.

"Tôi kêu gọi các cơ quan công quyền trích quỹ, tặng thưởng 100 USD cho những ai hoàn thành các mũi tiêm vaccine. Tôi yêu cầu tất cả viên chức liên bang chích ngừa. Nếu không, họ sẽ phải đeo khẩu trang liên tục và làm xét nghiệm mỗi tuần từ 1 - 2 lần, phải thực hiện giãn cách xã hội, và không thể đi làm", Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh.

New York sắp triển khai chứng nhận tiêm chủng để cung cấp dịch vụ không thiết yếu

Hiện Mỹ đã đạt mục tiêu tiêm phòng ít nhất 1 mũi vaccine COVID-19 cho 70% người trưởng thành ở Mỹ mà Tổng thống Biden đề ra 1 tháng trước. Ngoài ra, số lượng người tiêm phòng đủ 2 liều vaccine COVID-19 chiếm 49,7% dân số. Một kết quả đánh dấu nỗ lực của chính quyền và người dân Mỹ trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 do biến thể Delta tăng nhanh trong mùa hè.

Để thúc đẩy nhiều ngườI tiêm phòng hơn nữa, kể từ ngày 13/9 tới, chính quyền New York sẽ trở thành thành phố đầu tiên áp dụng chương trình có tên gọi "chìa khóa thông hành ở thành phố New York".

Theo đó, nếu muốn sử dụng các dịch vụ không thiết yếu, như ăn uống tại nhà hàng, tập luyện trong phòng gym… thì người dân phải có chứng nhận tiêm chủng. Quyết định này đã ngay lập tức nhận được phản ứng tích cực của người dân.

"Tôi thấy đây là cách dễ dàng nhất để quay trở lại cuộc sống bình thường. Nó giữ chúng ta an toàn, nhất là khi tiếp xúc với nhau", anh Jerry Ajayi, nhân viên giao hàng (TP New York, Mỹ) chia sẻ.

Trung Đông thúc đẩy nền kinh tế dành cho những người tiêm vaccine

Không chỉ ở Mỹ, mà những ai đã tiêm đầy đủ vaccine COVID-19 cũng được hưởng những đặc quyền riêng tại các quốc gia khác. Mới đây, Trung Đông đã giới thiệu một ý tưởng quyết liệt, thúc đẩy nền kinh tế dành riêng cho những người tiêm vaccine.

Trong bối cảnh biến thể Delta có sức lây lan mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp Trung Đông đang kêu gọi thúc đẩy chính sách chỉ phục vụ những người tiêm vaccine, nhằm tránh nguy cơ rơi trở lại những lệnh giãn cách.

Có thể nói, biến thể Delta đang làm thay đổi khá sâu sắc tư duy của nhiều doanh nghiệp. Điển hình, Hiệp hội Nhà hàng và giải trí Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đề xuất thiết lập quy định chỉ người đã tiêm vaccine mới được lui tới các nhà hàng, siêu thị, tụ điểm vui chơi giải trí...

Chủ tịch Nhà hàng và giải trí Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh lựa chọn khả thi duy nhất lúc này là tìm ra một giải pháp chung sống an toàn với virus. Với sự lan tràn của biến thể Delta, các doanh nghiệp ngày càng cho rằng viễn cảnh một ngày sạch bóng COVID-19 sẽ còn rất rất xa. Điều cần làm lúc này là tìm ra cách thức để xã hội có thể vẫn vận hành ngay khi COVID-19 sẽ vẫn tồn tại xung quanh chúng ta.

Vaccine rõ ràng đang mở ra một lối đi để các xã hội hiện thực điều đó. Như tại Thổ Nhĩ Kỳ, các doanh nghiệp chỉ vừa mới được dỡ bỏ các lệnh phong tỏa hồi giữa tháng 5. Sự chần chừ tiêm vaccine, kén chọn vaccine của một nhóm người, có thể buộc xã hội đó cứ tiếp tục phải sống bấp bênh trong các lệnh phong tỏa. Như vậy, họ thấy rằng việc tiêm vaccine không còn là câu chuyện của riêng ai. Nó là yếu tố quyết định sự tồn vong của chính họ và của cả nền kinh tế.

Nhìn chung, tâm lý e dè với vaccine nói chung hay với cụ thể loại vaccine này, vaccine khác là luôn có ở mọi xã hội. Những gì chính quyền ở đây thường làm là cố gắng giải thích một cách đầy đủ, cặn kẽ về vaccine cho người dân, sau đó là nêu gương trong việc tiêm vaccine.

Ngoài ra, chính quyền nơi đây cũng đang áp dụng song song chính sách chỉ có những người tiêm vaccine mới được tới các trụ sở hành chính, địa điểm công cộng như: công viên, bãi biển, sân vận động...

Tại tiểu vương quốc Abu Dhabi (Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất), tới đây nếu không tiêm vaccine thì bạn cũng chỉ có thể ở nhà, như một sự phong tỏa mềm. Với sự đe dọa của biến thể Delta, một nhận thức chung trong xã hội lúc này là tiêm vaccine, giống như trách nhiệm với cộng đồng. Cái tôi cá nhân phải đặt dưới và phù hợp với lợi ích của cả cộng đồng.

Có thể thấy đây là lúc chính các doanh nghiệp phải có một thái độ dứt khoát vì sự tồn vong của mình. Việc thiết lập các chính sách bắt buộc người vào cửa hàng, siêu thị phải có chứng nhận tiêm vaccine có thể làm tổn hại tới lợi nhuận trước mắt của doanh nghiệp. Tuy nhiên về lâu dài, nó sẽ giúp nền kinh tế sớm trở lại với quỹ đạo tăng trưởng, hơn là cứ phải sống chung với cảnh bấp bênh có thể bị phong tỏa bất cứ lúc nào.


Theo VTV

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục