Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga để phản đối Nga công nhận độc lập hai vùng lãnh thổ ly khai Donetsk và Luhansk của Ukraine.


Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: AP)

Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định, Mỹ phản đối việc Nga công nhận độc lập cho Donetsk và Luhansk. Ông Biden đồng thời cho biết ngay trong đêm đã thảo luận với lãnh đạo châu Âu, thống nhất đưa ra một loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào các tổ chức tài chính, cá nhân và những dự án đang triển khai của Nga, trong đó có việc dừng dự án Dòng chảy phương Bắc 2. Mỹ sẽ cùng với các liên minh, đối tác NATO thực hiện những biện pháp cần thiết để tăng cường an ninh cho các nước thành viên NATO.

Tổng thống Mỹ Joe Biden nói: "Chúng tôi không có kế hoạch chiến tranh với Nga. Chúng tôi chỉ gửi đi một thống điệp nhất quán rằng Mỹ và các thành viên NATO sẽ hành động để bảo vệ từng tấc đất của các nước thành viên NATO".

Tổng thống Mỹ cũng ban hành một loạt lệnh có hiệu lực ngay, theo đó cấm các doanh nghiệp và cá nhân Mỹ đầu tư bằng mọi hình thức vào hai khu vực vừa được Nga công nhận độc lập và có thể sẽ có thêm các biện pháp bổ sung tùy vào diễn biến trên thực tế, đồng thời mở một kênh đối thoại bằng biện pháp ngoại giao.

Trong khi đó, vào ngày 22/2, Ngoại trưởng các nước thành viên EU đã nhóm họp bất thường tại Pháp. Cuộc họp nhằm thảo luận về việc áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga trước thông tin Nga tuyên bố công nhận nền độc lập của hai vùng ly khai Donetsk và Luhansk thuộc Ukraine và việc Nga triển khai lực lượng quân đội tại hai khu vực này.


Tổng thống Mỹ Joe Biden đã Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. (Ảnh: AP)

Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện Nga) đã thông qua nghị quyết cho phép Tổng thống nước này Vladimir Putin sử dụng lực lượng vũ trang Nga ở nước ngoài sau phiên họp kín bất thường vào ngày 22/2.

Trước đó cùng ngày, Thượng viện Nga đã phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Nga với hai nước cộng hòa tự xưng là Donetsk và Luhansk ở miền Đông Ukraine. Theo Nghị quyết vừa được thông qua, Tổng thống Nga được phép sử dụng lực lượng vũ trang Nga bên ngoài lãnh thổ liên bang trên cơ sở các nguyên tắc và chuẩn mực được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế. Việc lựa chọn các đơn vị quân đội, địa bàn hoạt động, nhiệm vụ và thời gian ở ngoài lãnh thổ Liên bang Nga do Tổng thống Nga quy định theo Hiến pháp Liên bang.

Ngày 21/2, cùng với sắc lệnh công nhận độc lập hai vùng lãnh thổ ly khai ở miền Đông Ukraine, Tổng thống Putin đã đề nghị Bộ Quốc phòng Nga cử các đơn vị gìn giữ hòa bình tới khu vực này, đồng thời yêu cầu chính quyền Kiev chấm dứt ngay lập tức hành động chiến sự chống người dân Donbass. Trong một tuyên bố sau đó, Tổng thống Putin nhấn mạnh, thỏa thuận hòa bình giữa Ukraine và các vùng ly khai đã không còn tồn tại vì sự vi phạm của chính quyền Kiev.

Theo VTV.VN

Các tin khác


EU và Pfizer/BionTech điều chỉnh hợp đồng cung cấp vaccine COVID-19

Ngày 26/5, Liên minh châu Âu (EU) và các công ty dược phẩm gồm Pfizer (Mỹ) và BionTech (Đức) thông báo đã đạt được thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng cung ứng vaccine phòng bệnh COVID-19, theo đó giảm số lượng vaccine và lùi thời điểm giao hàng đến năm 2026.

Mỹ và Trung Quốc nhất trí thiết lập các kênh liên lạc để tăng cường trao đổi về thương mại

Ngày 25/5, tại thủ đô Washington, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Văn Đào đang thăm Mỹ để thảo luận vấn đề thương mại song phương.

Nhật Bản: Bắt giữ nghi phạm vụ tấn công bằng dao và nổ súng tại tỉnh Nagano

Ngày 26/5, cảnh sát Nhật Bản cho biết đã bắt giữ 1 đối tượng bị cáo buộc liên quan đến vụ tấn công bằng dao và nổ súng khiến tổng cộng 4 người thiệt mạng một ngày trước đó.

Khai mạc Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 25/5, Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28 đã khai mạc tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản với chủ đề "Nâng tầm sức mạnh của châu Á trong giải quyết các thách thức toàn cầu"

Tàu mắc cạn khiến kênh đào Suez ùn tắc

Một con tàu đã bị mắc cạn trên kênh đào Suez ở Ai Cập khiến ít nhất 4 tàu khác bị kẹt lại phía sau.

Italy ‘oằn mình’ trước trận lụt lịch sử tồi tệ nhất trong 100 năm

Hai đợt mưa diễn ra cách nhau 15 ngày đã đổ xuống Emilia Romagna - một trong những vùng giàu có nhất tại Italy - lượng nước mưa bằng mức trung bình của cả năm, nhấn chìm hàng chục thành phố và thị trấn, gây ra hàng trăm vụ lở đất và làm tê liệt hơn 500 con đường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục