Bộ Kinh tế Nga ngày 20/4 cho biết lạm phát năm của nước này đã lên đến mức 17,62% tính đến ngày 15/4, cao nhất kể từ đầu năm 2002 và tăng so với mức 17,49% một tuần trước đó, do đồng ruble biến động khiến giá cả tăng vọt trong bối cảnh phương Tây áp đặt trừng phạt Nga.


Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Moskva, Nga, ngày 6/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, giá cả hầu hết các mặt hàng, từ rau quả, đường cho đến quần áo và điện thoại thông minh đã tăng mạnh trong những tuần gần đây sau khi Nga hôm 24/2 bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Tuy nhiên, dữ liệu của Cục Thống kê  Liên bang Nga (Rosstat) ngày 20/4 cho thấy lạm phát tuần ở Nga đã chậm lại sau khi tăng mạnh trong vài tuần qua, giúp Ngân hàng Trung ương Nga có lý do để xem xét cắt giảm lãi suất tại cuộc họp ban lãnh đạo ngày 29/4 tới.

Ngân hàng Trung ương Nga cho biết họ có thể cắt giảm lãi suất chủ chốt từ 17% tại các cuộc họp ban lãnh đạo sắp tới và sẽ cố gắng kiềm chế lạm phát bằng mọi cách. Nga đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4%/năm.

Rosstat cho biết lạm phát tuần ở Nga giảm xuống 0,2% trong tuần tính đến ngày 15/4, từ mức 0,66% một tuần trước đó, đưa mức tăng giá tiêu dùng hàng năm lên 11,05%. Cùng kỳ năm trước, giá tiêu dùng tăng 2,72%.

Tuần trước, ông Alexei Kudrin, Viện trưởng Viện Kiểm toán Nga, cho biết lạm phát tại Nga có thể ở mức từ 17%-20% trong năm nay. Cuối tháng 3 vừa qua, các nhà phân tích đã dự báo lạm phát trung bình năm 2022 của Nga có thể lên tới 23,7%, mức cao nhất kể từ năm 1999.

Theo TTXVN

Các tin khác


Mỹ, Anh không tham dự một số cuộc họp G20 nhằm phản đối Nga

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 19/4, một quan chức Mỹ cho biết Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen sẽ không tham dự một số cuộc họp của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) trong tuần này tại thủ đô Washington do có sự tham dự của Nga.

Hành động kịp thời của Quỹ Tiền tệ quốc tế

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hoan nghênh việc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) lập Quỹ tín thác Khả năng phục hồi và bền vững (RST), một công cụ mới để hỗ trợ các nước thu nhập thấp và trung bình ứng phó những thách thức dài hạn. Trong bối cảnh các thể chế tài chính cảnh báo về một "gánh nợ khổng lồ" đè nặng lên vai các nước, nhất là các nước nghèo, việc thành lập các quỹ khẩn cấp giúp các quốc gia đang đối mặt những khó khăn chồng chất được coi là hành động kịp thời.

Mỹ, Anh, Canada cam kết hỗ trợ vũ khí pháo binh cho Ukraine

Lãnh đạo các nước Mỹ, Anh và Canada ngày 19/4 cam kết gửi thêm vũ khí pháo binh cho Ukraine trong bối cảnh Nga thông báo bước vào giai đoạn mới của chiến dịch quân sự đặc biệt, tập trung vào các khu vực ở miền đông Ukraine.

Số ca mắc mới COVID-19 tăng trở lại ở 50% số bang của Mỹ

Theo dữ liệu mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, số ca mắc mới COVID-19 đang gia tăng ở hơn một nửa số bang của nước này do sự lây lan dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron.

COVID-19 tới 6 giờ sáng 19/4: Ca mắc và tử vong trên toàn cầu giảm mạnh; Australia bỏ xét nghiệm với khách quốc tế

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 285.481 trường hợp mắc COVID-19 và 1.111 ca tử vong. Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã vượt 504 triệu ca, trong đó trên 6,22 triệu người không qua khỏi.

Vấn đề di cư: Trung Mỹ tiếp tục là điểm nóng trên hành trình đến Mỹ

Tình trạng gia tăng dòng người di cư bất thường vào Panama thông qua rừng rậm Darien đầy rẫy hiểm nguy một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về khu vực Trung Mỹ, điểm nóng tập trung hàng nghìn người đến từ khắp nơi trên thế giới nhưng có chung mục đích là tìm kiếm cơ hội tới Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục