Tại hội nghị của Liên hợp quốc, Thủ tướng Nhật Bản dự kiến sẽ nhấn mạnh việc không nên sử dụng vũ khí hạt nhân và kêu gọi các cường quốc hạt nhân tăng cường tính minh bạch trong kho vũ khí của họ.
Ảnh minh họa. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)
Theo hãng thông tấn Kyodo, ngày 31/7, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết thông qua việc tham dự hội nghị rà soát của Liên hợp quốc về hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), ông sẽ tìm cách tiếp thêm động lực cho nỗ lực toàn cầu hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
Dự kiến, ông Kishida, người sẽ trở thành nhà lãnh đạo Nhật Bản đầu tiên tham gia hội nghị trên, sẽ nhấn mạnh việc không nên sử dụng vũ khí hạt nhân và kêu gọi các cường quốc hạt nhân tăng cường tính minh bạch trong kho vũ khí của họ.
Phát biểu với phóng viên trước khi khởi hành đến New York (Mỹ) tham dự hội nghị, ông nói: "Động lực toàn cầu để hiện thực hóa một thế giới không có vũ khí hạt nhân đang suy giảm đáng kể. Tôi dự định sẽ đảo ngược xu hướng này (bằng cách tham dự hội nghị)".
Được bầu chọn từ khu vực bầu cử ở Hiroshima, cùng với Nagasaki - những nơi bị tàn phá bởi các quả bom nguyên tử do Mỹ thả xuống trong Thế chiến thứ hai, ông Kishida coi tầm nhìn của mình về một thế giới không có vũ khí hạt nhân là ưu tiên hàng đầu.
Với tư cách là nhà lãnh đạo của quốc gia duy nhất từng trải qua nỗi kinh hoàng của cuộc tấn công hạt nhân, ông đang tìm cách trở thành cầu nối giữa các cường quốc hạt nhân và các nước phi hạt nhân.
Theo báo Nhân Dân
Ngày 27/7, lượng khí đốt của Nga qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 vào Đức đã giảm, sau khi Tập đoàn Gazprom tiếp tục cắt giảm công suất của tuyến vận chuyển này vốn cung cấp phần lớn khí đốt xuất khẩu của Nga cho Liên minh châu Âu (EU).
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 26/7 đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đồng thời cảnh báo những rủi ro do lạm phát leo thang và cuộc xung đột ở Ukraine đang trở thành hiện thực và có thể đẩy nền kinh tế thế giới tới bờ vực suy thoái.
Ngày 26/7, các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận về cắt giảm 15% lượng khí đốt tiêu thụ và giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga.
Làn sóng dịch COVID-19 mới do biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron gây ra đang quét qua hơn 110 quốc gia với số ca nhiễm mới liên tục tăng kỷ lục.
Thực trạng thiếu dữ liệu đang cản trở nỗ lực dự đoán hướng bùng phát bệnh đậu mùa khỉ tại Mỹ.
Đồng USD mạnh lên bất thường đã khiến nhiều đồng nội tệ ở Mỹ Latinh mất giá, gây ra những hậu quả tất yếu đối với nền tài chính công và đời sống kinh tế của các nước trong khu vực.