Với tác động từ cuộc xung đột Nga-Ukraine, giá năng lượng tăng vọt, đại dịch COVID-19 chưa kết thúc và nguồn cung khí đốt gián đoạn, kinh tế Đức đang đứng bên bờ vực suy thoái với lạm phát lên tới 8,5%. Nhưng những tin xấu vẫn tiếp tục xuất hiện.


Dây chuyền lắp ráp xe ô tô của Hãng Porsche ở Stuttgart, miền Nam Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng năng lượng chưa có dấu hiệu thuyên giảm, nền kinh tế Đức càng bộc lộ những dấu hiệu giảm tốc rõ ràng. Bộ Kinh tế và Hành động Khí hậu Đức dẫn số liệu của Văn phòng Thống kê Liên bang (Destatis) cho biết như vậy khi đề cập đến hoạt động công nghiệp của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Destatis đã công bố hoạt động kinh tế của Đức trong tháng 8/2022 giảm 2,4% so với tháng trước đó. Chỉ trong tháng 8, số đơn đặt hàng đã giảm 3,4% so với tháng trước, trong khi đơn hàng ở nước ngoài giảm 1,7%. Bộ trên nêu rõ: "Triển vọng không mấy khả quan trong những tháng còn lại của năm cũng được phản ánh qua môi trường kinh doanh ảm đạm và dự báo xuất khẩu cũng giảm sút mạnh. Tuy nhiên, Bộ trên cho rằng các ngành công nghiệp cơ khí và ô tô lớn của Đức vẫn ghi nhận mức tăng trưởng trong số đơn đặt hàng của tháng 8, với lần lượt là 4,7% và 3,8%.

Phát ngôn viên của Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Đức (VDA) cho rằng sự gia tăng số đơn đặt hàng là kết quả hiệu ứng sau khi xảy ra tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt nguyên liệu đầu vào và chất trung gian, cũng như sự không chắc chắn chung do tác động từ cuộc xung đột Nga-Ukraine, tiếp tục tác động mạnh đến sự phát triển của thị trường và sản xuất.

Bên cạnh ngành công nghiệp xe hơi của Đức, các nhà sản xuất máy móc và thiết bị cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Theo Viện nghiên cứu kinh tế (Ifo), 3 trong số 4 công ty trong cả hai lĩnh vực đều báo cáo tình trạng tắc nghẽn nguồn cung vào tháng trước.

Kinh tế Đức đã rơi vào tình trạng trì trệ trong quý 2/2022. Với tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine, giá năng lượng tăng vọt, đại dịch COVID-19 chưa kết thúc và nguồn cung gián đoạn, Đức đang đứng bên bờ vực suy thoái với lạm phát lên tới 8,5%.


Theo Báo Nhân dân

Các tin khác


Mỹ và Trung Quốc nhất trí thiết lập các kênh liên lạc để tăng cường trao đổi về thương mại

Ngày 25/5, tại thủ đô Washington, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Văn Đào đang thăm Mỹ để thảo luận vấn đề thương mại song phương.

Nhật Bản: Bắt giữ nghi phạm vụ tấn công bằng dao và nổ súng tại tỉnh Nagano

Ngày 26/5, cảnh sát Nhật Bản cho biết đã bắt giữ 1 đối tượng bị cáo buộc liên quan đến vụ tấn công bằng dao và nổ súng khiến tổng cộng 4 người thiệt mạng một ngày trước đó.

Khai mạc Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 25/5, Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28 đã khai mạc tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản với chủ đề "Nâng tầm sức mạnh của châu Á trong giải quyết các thách thức toàn cầu"

Tàu mắc cạn khiến kênh đào Suez ùn tắc

Một con tàu đã bị mắc cạn trên kênh đào Suez ở Ai Cập khiến ít nhất 4 tàu khác bị kẹt lại phía sau.

Italy ‘oằn mình’ trước trận lụt lịch sử tồi tệ nhất trong 100 năm

Hai đợt mưa diễn ra cách nhau 15 ngày đã đổ xuống Emilia Romagna - một trong những vùng giàu có nhất tại Italy - lượng nước mưa bằng mức trung bình của cả năm, nhấn chìm hàng chục thành phố và thị trấn, gây ra hàng trăm vụ lở đất và làm tê liệt hơn 500 con đường.

Truyền thông Nga: Việt Nam mở ra ''''cánh cổng'''' đi vào châu Á

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 24/5, nhân chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch đảng Nước Nga Thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev, báo "Sự thật Komsomol” - tờ báo lớn, có uy tín tại Nga đã đăng tải bài viết đánh giá về tiềm năng và triển vọng trong quan hệ Nga-Việt Nam trong tình hình hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục