Ngày 16/10, Hội nghị Thượng đỉnh Y tế thế giới (WHS) đã khai mạc tại thủ đô Berlin của Đức.

Chú thích ảnh

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại một hội nghị ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN

Sau hai năm đại dịch COVID-19, đây là năm đầu tiên sự kiện y tế thường niên này diễn ra trực tiếp với sự tham dự của đại diện đến từ trên 100 quốc gia, 300 diễn giả và trên 6.000 khách mời thuộc nhiều lĩnh vực liên quan đến sức khỏe cộng đồng. Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp đồng bảo trợ cho sự kiện này.

Theo phóng viên TTXVN Berlin, với hơn 60 phiên họp và thảo luận diễn ra trong 3 ngày từ 16 - 18/10, hội nghị WHS năm nay sẽ tập trung vào các chủ đề chính như: đầu tư cho sức khỏe và tinh thần; Biến đổi khí hậu và sức khỏe hành tinh; Chuẩn bị để đối phó với đại dịch; Chuyển đổi số; Hệ thống thực phẩm đối với sức khỏe; Khả năng phục hồi và công bằng của hệ thống y tế và cuối cùng là Sức khỏe toàn cầu vì hòa bình.

Với các mục tiêu trên, WHS 2022 sẽ tạo ra sự đồng tâm, hiệp lực bằng cách kêu gọi sự tham gia của tất cả các nhà lãnh đạo y tế toàn cầu và các bên liên quan thuộc nhiều lĩnh vực ở tất cả các khu vực trên thế giới. Không chỉ là một trong những diễn đàn quốc tế quan trọng nhất về sức khỏe toàn cầu, Hội nghị WHS 2022 còn xây dựng lộ trình cho một tương lai khỏe mạnh và bình đẳng hơn.

Phát biểu chào mừng hội nghị, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định: "Thông qua Hội nghị thượng đỉnh y tế năm 2022 và sự tăng cường hợp tác, chúng tôi mong muốn đẩy nhanh tiến độ hướng tới các Mục tiêu Phát triển Bền vững liên quan đến sức khỏe và biến thế giới trở thành nơi an toàn hơn cho tất cả mọi người”. 

Chủ tịch WHS, Giáo sư Tiến sĩ. Axel Radlach Pries - Dekan tuyên bố: "Chúng ta phải xây dựng tương lai dựa trên việc cải thiện sức khỏe trên toàn thế giới: bình đẳng về y tế ở mọi nơi với một hành tinh khỏe mạnh là cơ sở. Hội nghị Thượng đỉnh Y tế thế giới 2022 cùng với WHO sẽ là diễn đàn để thúc đẩy những mục tiêu này”.

Về phần mình, Thủ tướng nước chủ nhà, đồng thời là đồng bảo trợ sự kiện, ông Olaf Scholz nêu rõ: "Các diễn đàn như WHS luôn và sẽ không thể thiếu vì chúng đảm bảo rằng các cuộc thảo luận quan trọng có thể diễn ra, tạo ra không gian cho các quan điểm khác nhau và cho phép trao đổi học thuật cấp độ cao nhất, từ đó đặt nền tảng cho việc hoạch định chính sách dựa trên tri thức”.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chia sẻ: "Chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng hiện nay và trang bị tốt hơn cho đại dịch tiếp theo có thể xảy ra. Đó là trách nhiệm của chúng tôi với tư cách là những nhà lãnh đạo. Để làm tốt hơn, chúng tôi phải hiểu rõ hơn và dựa vào nghiên cứu khoa học. Đó là tất cả những gì có ở WHS”.

                                                                            Theo báo Tin tức


Các tin khác


Nam Phi cử 400 lính cứu hỏa hỗ trợ dập cháy rừng ở Canada

Phóng viên TTVXN tại Nam Phi dẫn thông báo của Bộ Lâm nghiệp, Ngư nghiệp và Môi trường nước này ngày 2/6 cho biết Nam Phi sẽ gửi 400 lính cứu hỏa đến tỉnh bang Alberta của Canada để hỗ trợ công tác dập tắt các đám cháy rừng.

Trên 420 người tử vong do dịch tả ở Cameroon

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/6, Bộ Y tế Cameroon cho biết đã có thêm 26 người tử vong trong đợt bùng phát dịch tả đang hoành hành tại nước này trong hai tuần qua, nâng tổng số nạn nhân lên 426 người. Ngoài ra có khoảng 1.868 trường hợp được xác nhận mắc bệnh.

Nga phản ứng với biện pháp đáp trả của Mỹ về hiệp ước New START

Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.

Tỉnh miền Trung Argentina tăng cường xúc tiến thương mại với ASEAN

Theo phóng viên TTVXN tại Buenos Aires, trong các ngày từ 31/5-2/6, Ủy ban Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Argentina (ACBA) đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Entre Ríos với mục đích thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên.

Tiếp diễn xung đột tại Sudan khiến 18 dân thường thiệt mạng

Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Australia nỗ lực giúp bệnh nhân khắc phục chứng "COVID kéo dài"

Ngày 1/6, Australia đã chính thức bước vào mùa Đông trong khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục