Tổng thư ký NATO Stoltenberg nói rằng, trong "cuộc chiến tiêu hao" hiện nay, Nga đang đưa được nhiều đạn dược và nhân lực đến tiền tuyến hơn Ukraine.


Binh sĩ Ukraine kiểm tra một bãi chứa đạn gần thị trấn Izium, ngày 21/9/2022.

Theo đài RT, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng xung đột Ukraine lúc này là một "trận chiến hậu cần" và Nga đang chiến thắng trong cuộc đua cung cấp đạn dược.

Khi cuộc xung đột ở Ukraine trở thành một "cuộc chiến tiêu hao", Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cảnh báo rằng phương Tây "không nên đánh giá thấp" lợi thế hỏa lực của Nga. Ông Stoltenberg tuyên bố rằng khối quân sự phương Tây đang đẩy mạnh sản xuất đạn dược, nhưng không thể xác định mục tiêu cuối cùng của chúng ở Ukraine.

Phát biểu với nhà báo Christine Amanpour của đàiCNN tại Hội nghị An ninh Munich cuối tuần trước, ông Stoltenberg nói rằng Nga cho đến nay đã có thể đưa nhiều đạn dược và nhân lực đến tiền tuyến hơn Ukraine.

Lãnh đạo NATO cho biết thêm mức tiêu thụ đạn dược của Ukraine "cao hơn tổng sản lượng của khối" và nói thêm rằng tình trạng này "không thể tiếp diễn”.

Ông Stoltenberg nói với nữ nhà báo Amanpour: "Cho đến nay, kho dự trữ của chúng tôi đã cạn kiệt, nhưng đến một lúc nào đó chúng tôi cần sản xuất thêm đạn dược".

Mặc dù Ukraine nhận được đạn dược từ phương Tây trị giá hàng chục triệu USD - bao gồm gần 1,5 triệu quả đạn pháo từ Mỹ, nhưng Nga đã nắm giữ lợi thế về hỏa lực kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự vào tháng 2 năm ngoái. Phía Ukraine hiện đang bắn từ 5.000 đến 6.000 quả đạn pháo mỗi ngày, theo hầu hết các đánh giá của phương Tây, trong khi ước tính về hỏa lực của Nga rất khác nhau, từ 5.000 đến 60.000 quả đạn mỗi ngày.

Ông Stoltenberg đã nhiều lần kêu gọi các thành viên NATO cũng như các nhà lãnh đạo phương Tây khác tăng cường sản xuất đạn dược để thu hẹp khoảng cách. Nhà ngoại giao hàng đầu của EU, Josep Borrell, cho biết hôm19/2 rằng phe ủng hộ Ukraine cần giải quyết tình trạng thiếu đạn dược trong vòng "vài tuần” nếu Kiev muốn có bất kỳ cơ hội thành công nào trên chiến trường.

Hôm 20/2, phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich (Đức), ôngStoltenberg tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của thời gian trong cuộc chạy đua cung cấp vũ khí, đạn dược cho Ukraine."Đối với tôi, điều này chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của thời gian. Việc cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine là cấp thiết”, ông nói với các phóng viên ở Brussels.

Tổng thư ký NATOcũngcho rằng, việc trang bị vũ khí cho Ukraine nhanh hơn có thể cứu được nhiều sinh mạng bằng cách chấm dứt xung đột nhanh hơn:"Rõ ràng là chúng ta đang trong cuộc đua về hậu cần. Các năng lực chính như đạn dược, nhiên liệu và phụ tùng thay thế phải đến được Ukraine trước khi Nga có thể giành thế chủ động trên chiến trường. Tốc độ sẽ cứu mạng sống".

Kể từ mùa thu năm ngoái, cuộc xung đột ở Ukraine đã "chuyển thành một cuộc chiến tiêu hao" - ông Stoltenberg nói, đồng thời cho rằng "một cuộc chiến tiêu hao là một cuộc chiến về hậu cần, như làm thế nào để bạn có mọi thứ - vật chất, phụ tùng thay thế, đạn dược, nhiên liệu – cho tiền tuyến.”

Trong khi quan chức này tỏ ra rất rõ ràng về sự cần thiết phải tăng cường sản xuất vũ khí, ông lại mơ hồ về việc liên minh quân sự do Mỹ lãnh đạo muốn cuộc xung đột kết thúc như thế nào. Ông nói với trong cuộc trả lời phỏng vấn trên rằng "không ai biết cuộc chiến này sẽ kết thúc như thế nào và khi nào" và rằng nó "có thể" sẽ được giải quyết tại bàn đàm phán.

Ông Stoltenberg nói rằng NATO sẽ cho phép Ukraine xác định "chiến thắng" sẽ như thế nào, nhưng sẽ không trực tiếp nói rằng ông tán thành mục tiêu đã nêu của Kiev là giành lại bán đảo Crimea, vùng lãnh thổ đã sáp nhập Nga từ năm 2014.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục