Reuters đưa tin, hàng trăm nghìn người đã tham gia đợt đình công mới trên khắp nước Pháp nhằm phản đối kế hoạch cải cách chế độ hưu trí của chính phủ. Theo CNN, người biểu tình đã tràn vào trụ sở của tập đoàn hàng xa xỉ LVMH ở thủ đô Paris, kêu gọi chính phủ gác lại kế hoạch kéo dài thời gian làm việc của người lao động, thay vào đó là biện pháp đánh thuế người giàu nhiều hơn.
Người dân tham gia cuộc tuần hành tại Paris. (Ảnh REUTERS)
Theo số liệu của Chính phủ Pháp, khoảng 380.000 người đã tham gia cuộc đình công lần thứ 12 trên toàn quốc trong ngày 13/4, trong đó 42.000 người tham gia ở Paris. Các con số này đã giảm so với cuộc đình công lần thứ 11 hôm 6/4, với 570.000 người tham gia trên khắp nước Pháp và 57.000 người tuần hành ở Paris.
Nghiệp đoàn lớn nhất của Pháp CGT cảnh báo, rác thải sẽ tràn ngập đường phố Paris trong bối cảnh các công nhân thu gom rác tiếp tục đình công. Cuộc đình công kéo dài cuối tháng 3 vừa qua đã khiến hơn 10.000 tấn rác chất đống khắp thủ đô của Pháp.
Cảnh sát đã ngăn chặn cuộc biểu tình trước trụ sở Hội đồng Hiến pháp, nơi đưa ra phán quyết về cải cách hưu trí vào tối 14/4 (giờ địa phương). Mười thành viên của lực lượng cảnh sát bị thương trong một số vụ đụng độ ở Paris. Do lo ngại các cuộc tụ tập trái phép có thể ảnh hưởng việc đưa ra quyết định, cảnh sát Paris ban hành lệnh cấm biểu tình gần Hội đồng Hiến pháp đến sáng 15/4.
Chính phủ Pháp hồi đầu năm công bố kế hoạch cải cách chế độ hưu trí, theo đó nâng tuổi nghỉ hưu từ 62 lên 64 tuổi vào năm 2030. Cũng theo kế hoạch này, từ năm 2027, người lao động sẽ phải làm việc ít nhất 43 năm để đủ điều kiện hưởng lương hưu đầy đủ. Chính phủ Pháp cho rằng, cải cách là cần thiết để ngăn hệ thống hưu trí bị thâm hụt nặng trong những thập niên tới.
Kể từ khi kế hoạch cải cách hưu trí được công bố, nhiều cuộc biểu tình và đình công đã diễn ra trong hòa bình tại Pháp. Tuy nhiên, tình hình trở nên căng thẳng hơn khi chính phủ vận dụng điều khoản đặc biệt trong Hiến pháp để thông qua dự luật tại Hạ viện mà không cần các nghị sĩ bỏ phiếu hồi tháng trước.
Theo Báo Nhân Dân
Truyền thông Ai Cập đưa tin, Bộ trưởng Ngoại giao nước này Sameh Shoukry có chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 13/4, theo lời mời của người đồng cấp Mevlut Cavusoglu, để tiếp tục đàm phán về việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Hai quan chức ngoại giao dự kiến tiến hành hội đàm kín, trước khi tổ chức cuộc gặp có sự tham dự của các quan chức cấp cao khác của cả hai bên.
Từ Nhật Bản, Hàn Quốc, đến Ấn Độ…, số ca nhiễm COVID-19 tăng nhanh làm bùng phát lo ngại làn sóng dịch sẽ quay trở lại.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 11/4 cho biết một người phụ nữ mắc virus cúm gia cầm H3N8 đã tử vong tại Trung Quốc. Đây là trường hợp tử vong ở người đầu tiên do chủng cúm gia cầm này.
Giám đốc điều hành của công ty công nghệ Google, ông Sundar Pichai, cho biết Google dự định bổ sung tính năng đàm thoại dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) vào công cụ tìm kiếm của công ty.
Có đến 30% số dân toàn cầu hiện không thể tiếp cận các dịch vụ y tế thiết yếu. Lãnh đạo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây thúc giục các quốc gia cùng nhau khẩn trương hành động để đáp ứng cam kết về bao phủ sức khỏe toàn dân, trong khi những nguy cơ về sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19 và các căn bệnh nghiêm trọng khác vẫn đang rình rập.
Lửa bùng lên vào khoảng 22 giờ (giờ địa phương) ngày 8/4 tại thị trấn Taytay, thuộc tỉnh Rizal, phía đông thủ đô Manila và lan nhanh tại khu dân cư đông đúc gồm nhiều ngôi nhà cũ.