Khi nhiều nhà tuyển dụng nhận ra rằng việc thiếu tấm bằng đại học 4 năm không có nghĩa là một công nhân tiềm năng không có giá trị, thì lợi ích đầu tư cho sinh viên tốt nghiệp đại học đang giảm xuống.


Thăm dò của hãng Harris Poll cho thấy 51% người trưởng thành ở Mỹ nói rằng chi phí đã ảnh hưởng đến khả năng theo đuổi giáo dục sau trung học của họ. Ảnh: CNBC

Trong nhiều thập kỷ, giáo dục đại học là "tấm vé vàng” đến với Giấc mơ Mỹ, biến thành thu nhập trọn đời cao hơn và đảm bảo việc làm tốt hơn.

Thời đó, sinh viên tốt nghiệp đại học trung bình kiếm được tổng cộng 2,8 triệu USD trong suốt sự nghiệp của họ, so với 1,6 triệu USD mà các đồng nghiệp tốt nghiệp trung học kiếm được, tức chênh lệch 70%, theo một nghiên cứu năm 2021 của Trường Chính sách công McCourt thuộc Đại học Georgetown.

Nhưng khi các doanh nghiệp ngày nay đòi hỏi nhiều kỹ năng công nghệ hơn và giáo dục đại học trở nên đắt đỏ hơn, một số sinh viên tốt nghiệp đại học ngành xã hội đã thất vọng vì lợi tức mà họ mong đợi từ tất cả số tiền họ chi phí cho học hành đã trở nên ít hơn.

Phần lợi tức này có thể sẽ giảm hơn nữa khi các nhà tuyển dụng nhận ra rằng việc thiếu chứng chỉ từ một trường đại học 4 năm không có nghĩa là một người thiếu kỹ năng, động lực hoặc tham vọng cần thiết để thành công tại nơi làm việc.

Kết quả là một thập kỷ số lượng tuyển sinh đại học giảm sút, cho thấy hàng triệu người Mỹ hiện nay hoặc không muốn hoặc không thể trả mức giá cao liên quan đến theo đuổi bằng đại học. Một cuộc thăm dò ý kiến ​​​​gần đây của Harris cho thấy 51% người trưởng thành ở Mỹ nói rằng chi phí liên quan đến giáo dục đại học đã ảnh hưởng đến khả năng theo đuổi giáo dục sau trung học của họ.

Mặc dù điều đó có thể có tác động tiêu cực đến một số trường đại học, nhưng xu hướng này có thể là một lợi ích cho việc mở rộng tính linh hoạt kinh tế và xã hội.

Truyền thống sàng lọc ứng viên qua bằng đại học

Theo truyền thống, các trường đại học được xếp hạng dựa trên nghiên cứu và tính độc quyền của họ, chứ không phải dựa trên lợi tức đầu tư (ROI) hoặc khả năng có việc làm của sinh viên. Ngay cả những trường đại học cung cấp cơ hội việc làm tuyệt vời cho sinh viên tốt nghiệp ngành STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) cũng có thể không tạo ra ROI tương tự cho sinh viên ngành xã hội của chính họ.

Lợi ích của giáo dục đại học không thể chỉ tính toán bằng việc áp dụng một biện pháp kinh tế thô sơ, như lợi tức đầu tư, mà không tính đến các lợi ích xã hội rộng lớn hơn của nó.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng sự gia tăng của bằng cấp chất lượng thấp, chi phí học cao đã làm giảm giá trị của giáo dục đại học đối với một số người, góp phần tạo ra khoảng cách giàu nghèo mang tính chủng tộc và khiến mục tiêu xã hội về mở rộng sự tham gia vào giáo dục đại học bị nghi ngờ.

Vấn đề phức tạp hơn là thực tế nhiều nhà tuyển dụng từ lâu đã thấy thuận tiện khi sử dụng bằng đại học như một yêu cầu đầu vào ngay cả đối với những công việc có kỹ năng thấp, nhằm giúp việc sàng lọc hồ sơ hiệu quả hơn.

Hầu hết các công việc trước đây chỉ dành cho những người không tốt nghiệp đại học đang được lấp đầy bởi những người có bằng cấp.

Năm 2000, chỉ 18% kỹ thuật viên có bằng đại học, so với 36% vào năm 2019. Các công việc như cảnh sát hoặc lính cứu hỏa có nhân sự có bằng cử nhân tăng 13%. Tình trạng "lạm phát" bằng cấp trong thị trường việc làm đẩy nhiều sinh viên đến những trường đại học chất lượng thấp nhưng thường đắt đỏ chỉ để lấy bằng.

Tác động từ làn sóng Đại nghỉ việc 

Tuy nhiên, ngày nay những thay đổi đang đến sẽ mang lại sự nhẹ nhõm hơn cho những người muốn tham gia lực lượng lao động một cách kinh tế hơn.

Áp lực do đại dịch gây ra cho các doanh nghiệp và làn sóng Đại nghỉ việc (từ tháng 4/2021) đã khiến một số nhà tuyển dụng có cái nhìn mới về cách họ đánh giá các ứng viên xin việc. Các công ty đã bắt đầu tìm kiếm những nguồn tài năng mới hoặc trước đây bị bỏ qua, bao gồm cả những người không có bằng đại học.

Ví dụ: Google tạo cơ hội cho những tài năng phi truyền thống thông qua chương trình chứng chỉ nghề nghiệp, trong đó sắp xếp những tài năng cho công việc thông qua một tập đoàn nhà tuyển dụng gồm hơn 150 công ty, bao gồm Deloitte, SAP, Verizon, Walmart và chính Google.

Sự thật là phần lớn công việc không thực sự yêu cầu bằng đại học, nhưng chúng đòi hỏi kỹ năng - cả kiến ​​thức kỹ thuật và cái gọi là "kỹ năng mềm” cần thiết để liên hệ với khách hàng và đồng nghiệp.

Có rất nhiều cách để cung cấp cho mọi người những kỹ năng cần thiết để thành công tại nơi làm việc thay vì 4 năm đại học và khoản nợ đi kèm.

Hứa hẹn về giáo dục dựa trên kỹ năng

Một trong những cách tiếp cận hứa hẹn nhất là giáo dục dựa trên kỹ năng.

Các khóa học ngắn hạn trực tuyến và trực tiếp có thể chứng nhận các kỹ năng mà nhà tuyển dụng cần trong sáu tháng hoặc ít hơn với chi phí thấp hoặc miễn phí cho sinh viên. Một nỗ lực mang tính cách mạng đang được tiến hành tại các tổ chức giáo dục sáng tạo như trường Cao đẳng Dallas, Cao đẳng Miami Dade và Đại học Western Governors, nhằm xác định và chứng nhận các kỹ năng cá nhân qua sự hợp tác với nhiều nhà tuyển dụng.

Tổ chức "Trung tâm Thúc đẩy Giấc mơ Mỹ" của Milken gần đây đã hợp tác với Coursera (công ty giáo dục trực tuyến) để cung cấp 200.000 học bổng cho các chứng chỉ miễn phí tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và việc làm thông qua Học viện Giấc mơ Mỹ.

Với những học bổng này, học sinh ngay từ trường trung học hoặc những học sinh muốn gia tăng khả năng kiếm tiền có thể tham gia các khóa học ngắn hạn do các công ty hàng đầu bao gồm Google, IBM và Meta tạo ra, để đạt được các kỹ năng theo yêu cầu và có được các chứng chỉ có giá trị. Hơn 150 công ty hàng đầu đã từng bước công nhận những chứng chỉ này là bằng cấp đưa đến những công việc được trả lương cao.

Theo tổ chức Opportunity@Work, có hơn 77 triệu công nhân Mỹ không có bằng đại học, và có tới 30 triệu người lao động trong số này có các kỹ năng cần thiết để làm những công việc được trả lương cao hơn nhưng lại bị hạn chế bởi các yêu cầu về bằng cấp. 

Việc nắm bắt và công nhận các lộ trình giáo dục thay thế cho đào tạo đại học có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng khả năng tiếp cận "Giấc mơ Mỹ", duy trì năng lực cạnh tranh của Mỹ và tạo ra lực lượng lao động đa dạng cần thiết.


Theo Báo Tin tức

Các tin khác


G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Nổ súng vào đám đông dự tiệc ở Mỹ, ít nhất 2 người thiệt mạng

Ít nhất 2 người đã thiệt mạng và 6 người khác bị thương trong vụ nổ súng tại một bữa tiệc đường phố ở thành phố Memphis, bang Tennessee của Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục