Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 11/4 cho biết một người phụ nữ mắc virus cúm gia cầm H3N8 đã tử vong tại Trung Quốc. Đây là trường hợp tử vong ở người đầu tiên do chủng cúm gia cầm này.

Chú thích ảnh

Các trường hợp mắc cúm gia cầm ở người thường do tiếp xúc với gia cầm sống hoặc chết nhiễm bệnh. Ảnh: AFP

Người phụ nữ tử vong là một công dân 56 tuổi tại tỉnh Quảng Đông ở Đông Nam Trung Quốc. WHO cho biết người phụ nữ này đổ bệnh vào ngày 22/2, nhập viện do viêm phổi nặng vào 3/3 và tử vong ngày 16/3.

Vào ngày 11/4, WHO cũng nêu rõ: "Bệnh nhân có nhiều bệnh nền. Bà có tiền sử tiếp xúc với gia cầm sống trước khi phát bệnh và có tiền sử chim hoang dã xuất hiện quanh nhà bà. Không có trường hợp nào tiếp xúc gần với ca bệnh bị nhiễm virus hoặc có triệu chứng bệnh tại thời điểm báo cáo”.

WHO nhấn mạnh chưa rõ chính xác nguồn lây nhiễm H3N8 của nữ bệnh nhân này và liệu nó có liên quan đến những virus cúm gia cầm khác đang lưu hành trong các loài động vật hay không. WHO cũng kêu gọi tiến hành thêm điều tra.

Tờ Guardian (Anh) đưa tin từ năm 2022 đã có 3 trường hợp mắc H3N8 được ghi nhận tại Trung Quốc.

H3N8 lần đầu tiên lưu hành là từ năm 2002, được phát hiện ở loài chim nước tại Bắc Mỹ. Chủng cúm này còn lây lan sang cả ngựa, chó và hải cẩu. H3N8 không được phát hiện ở người cho đến khi có hai trường hợp ở Trung Quốc ghi nhận mắc vào tháng 4 và tháng 5 năm ngoái. Trong 2 ca nhiễm này, có một trường hợp rơi vào tình trạng nặng, trường hợp khác chỉ ốm nhẹ. WHO cho biết cả 2 trường hợp nhiễm virus do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với gia cầm mắc bệnh.

WHO cũng thông báo: "Có vẻ như loại virus này không có khả năng lây lan dễ dàng từ người sang người và do đó nguy cơ lây lan giữa người với người ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế là thấp”. Tuy nhiên, WHO nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giám sát toàn cầu để phát hiện những thay đổi liên quan đến các virus cúm đang lưu hành có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người hoặc động vật bởi virus cúm có bản chất không ngừng phát triển.

Các trường hợp mắc cúm gia cầm ở người thường bắt nguồn từ tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với gia cầm sống hoặc chết bị nhiễm bệnh hoặc môi trường bị ô nhiễm. WHO cho biết nhiễm cúm động vật có thể dẫn đến các bệnh từ đau mắt đỏ đến các triệu chứng giống cúm nhẹ, đến bệnh hô hấp cấp tính nặng hoặc thậm chí tử vong. Các triệu chứng về đường tiêu hóa hoặc thần kinh đã được ghi nhận nhưng rất hiếm.

Theo báo Tin tức

Các tin khác


Xuất khẩu sản phẩm dầu của Nga đạt mức cao kỷ lục trong tháng 3

Báo Vedomosti ngày 5/4 dẫn dữ liệu của công ty nghiên cứu thị trường Kpler cho biết, các công ty dầu mỏ Nga đã tăng xuất khẩu các sản phẩm dầu qua đường biển thêm 31,2%, lên 3,13 triệu thùng mỗi ngày vào tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái.

WHO cảnh báo làn sóng mới COVID-19 lan từ Nam Á

Báo cáo tuần của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cập nhật tình hình dịch COVID-19 trên thế giới công bố ngày 7/4 cho thấy đợt dịch mới tập trung tại Nam Á có xu hướng lan nhanh sang phía Đông Nam Á và Tây Á.

Tổng thống Serbia nhận định xung đột Ukraine đã trở thành "chiến tranh chiến hào"

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình RTS vào tối ngày 6/4, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic nhận định cuộc xung đột ở Ukraine đã biến thành chiến tranh chiến hào.

Iran cải thiện quan hệ với các nước Arab

Truyền thông Iran đưa tin, ông Reza Ameri (R.A-mê-ri), Vụ trưởng phụ trách vấn đề người Iran ở nước ngoài, thuộc Bộ Ngoại giao đã được bổ nhiệm làm Đại sứ Iran tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Dự trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 5/4, Cơ quan Năng lượng Mỹ (EIA) đã công bố các số liệu cho thấy dự trữ dầu thô của nước này đã giảm mạnh hơn dự kiến vào tuần trước do nhu cầu lọc dầu và xuất khẩu tăng mạnh.

ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 của các nước đang phát triển ở châu Á, chủ yếu do tác động từ việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp hạn chế để phòng dịch Covid-19 và mở cửa trở lại. Trong báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2023 công bố ngày 4/4, ADB cho biết, suy thoái kinh tế thế giới nghiêm trọng hơn từ quý IV năm 2022 và nhiều khả năng tiếp tục trong năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục