Tại các nền kinh tế đang phát triển, nhiều quốc gia đã tỏ ra "không mặn mà” với sự thống trị của đồng tiền tệ Mỹ đối với hệ thống tài chính toàn cầu.


Một chủ cửa hàng đang đếm những đồng USD tại khu chợ ở Lagos, Nigeria.

Công việc kinh doanh tại cửa hàng quần áo của Kingsley Odafe ở thủ đô Nigeria ếẩm, buộc ông chủ này phải sa thải ba nhân viên. Một trong những nguyên nhân mang tính quyết định khiến cửa hàng của Odafe rơi vào "ngõ cụt” là do tỷ giá của đồng USD so với đồng tiền của Nigeria, đồng naira, đã đẩy giá hàng may mặc và hàng hóa nhập khẩu khác vượt quá tầm với của người tiêu dùng địa phương. Một bộ quần áo nhập khẩu có giá cao gấp ba lần so với hai năm trước, rơi vào khoảng 350.000 naira, hoặc 450 USD. "Mọi người phải ăn trước khi nghĩ đến việc mua quần áo”, ông chủ Odafe chia sẻ.

Tại các nền kinh tế đang phát triển, nhiều quốc gia đã tỏ ra ngán ngẩm với sự thống trị của đồng tiền tệ Mỹ đối với hệ thống tài chính toàn cầu - đặc biệt là sức mạnh của đồng USD. Các nước này sẽ bày tỏ nỗi bất bình của mình vào tuần này khi khối các nền kinh tế mới nổi BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi gặp gỡ các thị trường mới nổi khác tại Johannesburg, Nam Phi.

Tuy nhiên, trên thực tế, để hạ gục đồng USD không phải là điều dễ dàng.

Đồng USD cho đến nay là loại tiền tệ được sử dụng nhiều nhất trong kinh doanh toàn cầu và đã vượt qua được những thách thức trong quá khứ đối với tính ưu việt của nó.

Bất chấp những cuộc thảo luận lặp đi lặp lại về việc các quốc gia BRICS tung ra đồng tiền thay thế, không có đề xuất cụ thể nào được đưa ra trong thời gian chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh dự kiến bắt đầu từ ngày 22/8. Tuy nhiên, các nền kinh tế mới nổi đã thảo luận về việc mở rộng giao dịch thương mại bằng đồng tiền của chính họ để giảm sự phụ thuộc vào đồng USD.

Tại một cuộc họp của các ngoại trưởng BRICS hồi tháng 6, Bộ trưởng Naledi Pandor của Nam Phi cho biết Ngân hàng Phát triển Mới của khối sẽ tìm kiếm các giải pháp thay thế "loại tiền tệ được giao dịch quốc tế hiện tại” – ám chỉ tới đồng USD. Tham dự cuộc họp có Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Mã Triêu Húc của Trung Quốc.

BRICS được thành lập từ năm 2009. Ban đầu, khối này chỉ có tên là BRIC, một thuật ngữ do nhà kinh tế Jim O'Neill của Goldman Sachs đặt ra để chỉ các nền kinh tế đang lên gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Nam Phi tham gia vào năm 2010, thêm chữ "S” vào tên gọi của nhóm. Hơn 20 quốc gia - bao gồm Saudi Arabia, Iran và Venezuela - đã bày tỏ sự quan tâm đến việc gia nhập BRICS.

Năm 2015, các quốc gia BRICS đã thành lập Ngân hàng Phát triển Mới - một giải pháp thay thế cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) do Hoa Kỳ và châu Âu thống trị.

Martin Ssempa, một nhà hoạt động chính trị người Uganda, cho biết: "Các quốc gia đang phát triển đang mong muốn nới lỏng sự thống trị của phương Tây và mở ra cánh cửa cho một trật tự thế giới mới, nơi phương Đông có ảnh hưởng ngang bằng, nếu không muốn nói là lớn hơn”. Uganda hiện được WB thông báo trong tháng này bị tạm dừng các khoản cho vay mới đối với quốc gia Đông Phi này.

Giới phê bình ở các nước đang phát triển đặc biệt lo lắng về việc Mỹ sẵn sàng sử dụng ảnh hưởng toàn cầu của đồng USD để áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính đối với các đối thủ - như đã làm với Nga sau chiến dịch quân sự của họ tại Ukraine vào năm ngoái.

Các nền kinh tế đang phát triển cũng chỉ ra sự biến động của đồng USD có thể gây bất ổn cho nền kinh tế của họ. Chẳng hạn, đồng USD tăng giá có thể gây ra tình trạng hỗn loạn ở nước ngoài bằng cách rút vốn đầu tư khỏi các quốc gia khác. Nó cũng làm tăng chi phí trả các khoản vay bằng USD và mua các sản phẩm nhập khẩu.

Đầu năm, Tổng thống Kenya William Ruto đã lên tiếng phàn nàn về sự phụ thuộc của châu Phi vào đồng USD và sự sụp đổ của nền kinh tế khi giá trị đồng shilling của Kenya lao dốc. Ông kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Phi tham gia một hệ thống thanh toán toàn châu Phi non trẻ sử dụng đồng nội tệ nhằm thúc đẩy thương mại nhiều hơn.

Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva đã ủng hộ một đồng tiền chung cho thương mại trong khối Nam Mỹ Mercosur và cho thương mại giữa các quốc gia BRICS.

"Tại sao Brazil cần USD để giao dịch với Trung Quốc hoặc Argentina? Chúng tôi có thể giao dịch bằng đồng tiền của mình”, nhà lãnh đạo phát biểu trước các phóng viên.

Theo tính toán của các nhà nghiên cứu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), từ năm 1999 đến 2019, 96% giao dịch ở châu Mỹ, 74% giao dịch ở châu Á và 79% những nơi còn lại ngoài châu Âu, được thanh toán bằng USD. Tuy nhiên, sự nắm giữ của đồng USD đối với thương mại toàn cầu đã dần được nới lỏng phần nào trong những năm gần đây khi các ngân hàng, doanh nghiệp và nhà đầu tư chuyển sang sử dụng đồng euro và đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.

Nhưng đã 24 năm kể từ khi đồng euro ra đời, đồng tiền số 2 thế giới vẫn không sánh được với đồng USD về mức độ hấp dẫn quốc tế. USD được sử dụng trong giao dịch ngoại hối nhiều gấp ba lần so với đồng euro, nhà kinh tế Jeffrey Frankel của Đại học Harvard chỉ ra trong một báo cáo hồi tháng trước.

Trong khi đó, đồng nhân dân tệ cũng bị hạn chế một phần do Bắc Kinh từ chối để đồng tiền này được giao dịch tự do trên thị trường thế giới.

Mihaela Papa, thành viên cao cấp tại Trường Fletcher của Đại học Tufts về các vấn đề toàn cầu, cho biết: "Không có lựa chọn thay thế nào cho đồng USD có thể đạt đến mức thống trị. Vì vậy, ý tưởng chỉ sau một đêm, bạn sẽ có một loại tiền tệ BRICS mới tạo ra một biến động lớn, cần có thời gian, cần có niềm tin…Con đường này sẽ rất dài”.

Tại một số nơi, đồng USD vẫn được nhiều người ủng hộ. Tại Argentina, ứng viên tổng thống hàng đầu cho cuộc tổng tuyển cử tháng 10 Javier Milei đang kêu gọi đồng USD thay thế đồng peso đang gặp khó khăn của đất nước.

Tại Zimbabwe, cửa hàng rượu của Lovemore Mutenha đã sụp đổ khi siêu lạm phát xảy ra vào năm 2008. Ông chỉ vực dậy được công việc kinh doanh khi đất nước từ bỏ đồng nội tệ để chuyển sang đồng USD.

"Đồng đô la Mỹ đã mang lại cuộc sống cho chúng tôi. Chúng tôi không thể làm gì nếu không có nó. Làm sao một người có thể lập ngân sách với đồng đô la Zimbabwe luôn thay đổi về giá trị?”, Mutenha, 49 tuổi, chia sẻ tại khu ngoại ô dành cho tầng lớp lao động Warren Park gần thủ đô Harare.


Theo Baotintuc

Các tin khác


G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Mỹ: Lốc xoáy tàn phá nhiều khu vực ở Oklahoma, Nebraska và Iowa

Ngày 28/4, chính quyền và truyền thông địa phương cho biết hàng chục cơn lốc xoáy đã tàn phá nhiều khu vực ở bang Oklahoma và các bang ở vùng Great Plains (Đại Bình nguyên) nước Mỹ, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.

Nga, Ukraine tăng cường tấn công các cơ sở năng lượng của nhau trong đêm

Các quan chức của hai nước cho biết Nga và Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong đêm, làm hư hại các nhà máy và gây ra hỏa hoạn.

Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Hamas từ chối đề xuất của Mỹ về việc thả con tin

Phong trào Hồi giáo Hamas khẳng định "mở cửa” với mọi đề xuất ngừng bắn, tuy nhiên nhấn mạnh rằng những yêu cầu chính của lực lượng này phải được đáp ứng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục