Hơn 2,7 triệu cử tri Singapore sẽ đi bỏ phiếu bầu tổng thống từ 8 giờ sáng đến 20 giờ tối (giờ địa phương) tại 1.264 điểm bỏ phiếu trên cả nước dưới sự giám sát của khoảng 36.000 nhân viên bầu cử.


Ba ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống Singapore. (Nguồn: Nikkei)

Ngày 1/9, hơn 2,7 triệu cử tri Singapore bắt đầu đi bỏ phiếu để lựa chọn ra vị tổng thống thứ 9 của đảo quốc sư tử.

Trong cuộc bầu cử tổng thống Singapore năm nay có ba ứng cử viên chính thức tranh cử, gồm cựu Bộ trưởng cấp cao Tharman Shanmugaratnam, 66 tuổi; cựu Giám đốc Đầu tư của Quỹ Đầu tư Chính phủ Singapore (GIC) Ng Kok Song, 75 tuổi; và cựu Giám đốc Công ty Bảo hiểm NTUC Income Tan Kin Lian, 75 tuổi.

Người dân Singapore sẽ đi bỏ phiếu từ 8 giờ sáng đến 20 giờ tối (giờ địa phương) tại 1.264 điểm bỏ phiếu trên cả nước dưới sự giám sát của khoảng 36.000 nhân viên bầu cử.

Công dân Singapore ở nước ngoài có tên trong Sổ Đăng ký Cử tri có thể bỏ phiếu trực tiếp tại một điểm bỏ phiếu ở nước ngoài hoặc bỏ phiếu qua đường bưu điện.

Những người chọn bỏ phiếu qua đường bưu điện phải bảo đảm rằng phong bì kèm theo lá phiếu của họ được gửi không muộn hơn 10 ngày sau Ngày bỏ phiếu.

Rút kinh nghiệm từ cuộc tổng tuyển cử năm 2020, trong cuộc bầu cử này, Ủy ban Bầu cử Singapore (ELD) đã triển khai thêm một số biện pháp nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân như lập thêm nhiều điểm bỏ phiếu, phát hành một loại dấu mới, in mã QR trên thẻ bầu cử… để rút ngắn thời gian xếp hàng của cử tri, giúp cử tri dễ dàng đánh dấu lựa chọn của mình trên các lá phiếu và kiểm tra tình trạng xếp hàng tại các điểm bỏ phiếu.

Ngoài ra, công tác an ninh cũng được tăng cường trong ngày bầu cử. Các phương tiện sẽ không được phép đỗ trong khuôn viên của các điểm bỏ phiếu cũng như dọc các con đường gần các điểm bỏ phiếu.

Cử tri được khuyến khích sử dụng phương tiện công cộng hoặc đi bộ đến điểm bỏ phiếu nếu có thể và rời khỏi điểm bỏ phiếu ngay sau khi bỏ phiếu xong.

ELD bố trí các điểm trả khách đặc biệt tại tất cả các điểm bỏ phiếu cho các phương tiện vận chuyển cử tri ốm yếu hoặc khuyết tật.

Cảnh sát Singapore cho biết sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình và không ngần ngại có hành động chống lại bất kỳ ai cố gắng phá rối hoặc can thiệp vào quá trình bỏ phiếu.

Việc kiểm phiếu ở trong nước sẽ bắt đầu ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc.

Nếu chênh lệch giữa số phiếu bầu cho ứng cử viên có nhiều phiếu nhất và số phiếu bầu cho ứng cử viên khác bằng hoặc nhỏ hơn 2% tổng số phiếu bầu (không bao gồm phiếu bị từ chối), nhân viên bầu cử phải tiến hành một - và chỉ một - cuộc kiểm phiếu lại.

Sau khi hoàn thành việc kiểm phiếu, nếu tổng số cử tri ở nước ngoài đã đăng ký đi bỏ phiếu nhỏ hơn số chênh lệch giữa tỷ lệ phiếu bầu trong nước của hai ứng cử viên hàng đầu, ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất sẽ được công bố là người chiến thắng.

Nếu không, số phiếu bầu ở trong nước cho mỗi ứng cử viên sẽ được công bố, nhưng việc công bố ai trúng cử sẽ được hoãn lại cho đến khi số phiếu ở nước ngoài được kiểm.

Đây là cuộc bầu cử tổng thống có cạnh tranh đầu tiên của Singapore trong 12 năm qua. Những vấn đề nổi bật chi phối tâm lý của các cử tri năm nay là chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ, vấn đề nhà ở và việc làm.

Dường như người dân Singapore ngày càng có xu hướng mong muốn có một vị Tổng thống thẳng thắn hơn, người sẽ công khai chất vấn về lập trường và chính sách của Chính phủ từ quan điểm trung lập và có thẩm quyền.

Theo Báo Nhân Dân


Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục