Giới phân tích cho rằng cuộc gặp gỡ giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Sân bay vũ trụ Vostochny ở vùng Amur, Viễn Đông (Nga) mang tính biểu tượng, đặc biệt là sau khi Bình Nhưỡng gần đây đã thất bại trong 2 lần nỗ lực phóng vệ tinh do thám lên quỹ đạo.


Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) chào mừng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 13/9. Ảnh: TASS

Dẫn lời An Chan-il - một nhà nghiên cứu phụ trách điều hành Viện Nghiên cứu Thế giới về các vấn đề Triều Tiên, hãng tin AFP cho biết Bình Nhưỡng đang tìm kiếm sự trợ giúp về công nghệ vệ tinh và nâng cấp thiết bị quân sự thời Liên Xô.

Theo hãng thông tấn Nga TASS, ngày 13/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có cuộc nói chuyện ngắn tại Sân bay vũ trụ Vostochny. Cuộc gặp diễn ra tại cổng chính nhà lắp đặt và thử nghiệm các phương tiện phóng. Hai nguyên thủ quốc gia tham quan sân bay vũ trụ và sau đó bắt đầu tiến hành cuộc hội đàm.

Một ngày trước đó, Tổng thống Putin đã thông báo kế hoạch thăm Sân bay vũ trụ Vostochny cách thành phố Vladivostok khoảng 1.000 km. Theo hãng tin RIA Novosti, người đứng đầu Điện Kremlin cho biết Nga có kế hoạch thu hút các nhà đầu tư tư nhân trong lĩnh vực vũ trụ, đồng thời khẳng định Moska sẽ hỗ trợ Bình Nhưỡng chế tạo vệ tinh.

"Nhà lãnh đạo Triều Tiên thể hiện sự quan tâm lớn đến công nghệ tên lửa và họ đang nỗ lực phát triển để tăng cường sự hiện diện của quốc gia trong lĩnh vực không gian”, Tổng thống Putin nói.

Khi được các phóng viên hỏi liệu hợp tác quân sự có nằm trong chương trình nghị sự hay không, Tổng thống Putin cho biết: "Chúng tôi sẽ nói về tất cả các vấn đề. Không có gì phải vội vàng cả. Vẫn còn thời gian”.

Dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, hãng thông tấn TASS đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu - người đã có chuyến thăm Bình Nhưỡng vào tháng 7 và gần đây đã đề xuất các cuộc tập trận hải quân chung song phương - sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán.

Về phần mình, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cảm ơn Tổng thống Putin đã mời ông đến thăm, bất chấp lịch trình bận rộn của nhà lãnh đạo Nga. Trước đó, ông Kim Jong-un nhấn mạnh chuyến đi là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông sau đại dịch, cho thấy Triều Tiên đang "ưu tiên tầm quan trọng chiến lược” trong mối quan hệ với Nga.

Tại sân bay vũ trụ lớn nhất nước Nga, Bộ trưởng tài nguyên thiên nhiên Nga Alexander Kozlov đã chào đón nhà lãnh đạo Kim Jong-un và đưa cho ông những bức ảnh lịch sử có chữ ký của các phi hành gia Liên Xô, trong đó có Yury Gagarin.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova, các kênh liên lạc giữa Nga và Triều Tiên đã được nối trở lại như trước đại dịch COVID-19. Đối thoại giữa hai nước "đang phát triển tích cực”.

Trong một diễn biến cùng ngày, quân đội Hàn Quốc cho biết, trong khi nhà lãnh đạo hàng đầu của Bình Nhưỡng đang có chuyến công du tới Nga, Triều Tiên đã phóng hai vật thể nghi là tên lửa đạn đạo.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục