Tờ The Financial Times ngày 18/2 đưa tin các nhà chức trách của Liên minh châu Âu (EU) đang lên xem xét phạt "gã khổng lồ” công nghệ Apple liên quan tới cáo buộc vi phạm luật cạnh tranh của khối này.


Biểu tượng Apple tại một cửa hàng ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo các nguồn tin giấu tên mà The Financial Times trích dẫn, mức phạt dự kiến khoảng 500 triệu euro (539 triệu USD) và sẽ được công bố vào đầu tháng Ba.

Vụ việc bắt đầu vào năm 2019, khi một liên minh do Spotify - nền tảng âm nhạc trực tuyến nổi tiếng toàn cầu - dẫn đầu đã đệ trình khiếu nại lên Ủy ban châu Âu (EU) yêu cầu trừng phạt Apple về việc nhà sáng lập của điện thoại thông minh iPhone đã có hành động bất hợp pháp và phản cạnh tranh khi thông qua các quy định của AppStore, ngăn cản các ứng dụng phát nhạc trực tuyến thông báo cho người dùng về các lựa chọn mua hàng khác.

Đáp lại, Apple cho rằng Spotify cũng phát hành ứng dụng miễn phí nhưng thực sự không hoàn toàn miễn phí, trong khi đó lại muốn có được tất cả lợi ích của một phần mềm miễn phí.

Vào năm 2021, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố một bản báo cáo sơ bộ về khiếu nại của Spotify. Theo đó, EC kết luận rằng Apple đã có hành vi bóp méo sự cạnh tranh trên thị trường phát nhạc trực tuyến.

Sau công bố này, Spotify đã tiếp tục kêu gọi EC cần mạnh tay hơn nữa với Apple. Nhà phát hành nhạc số nổi tiếng toàn cầu đã đăng tải một bức thư ngỏ gửi đến Chủ tịch Hiệp hội Chống độc quyền EU Margrethe Vestager. Bức thư được ký bởi giám đốc điều hành của 8 công ty, gồm Spotify, Basecamp, Deezer, Proton, Schibsted, EPC, France Digitale và News Media Europe, yêu cầu EU phải nhanh chóng thi hành Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số để chống lại hành vi phản cạnh tranh của Apple.

Liên minh trên khẳng định Apple đã chiếm đoạt những thành công không xứng đáng và gây ra tác động trực tiếp đến các nhà phát triển, đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến người dùng.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục