Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, trong khuôn khổ hội nghị không chính thức các Bộ trưởng Năng lượng Liên minh châu Âu (EU) diễn ra hôm 15-16/4 ở Brussels, đại diện 23 quốc gia thành viên EU, Ủy ban châu Âu (EC) và các doanh nghiệp ngành công nghiệp điện mặt trời châu Âu đã ký một bản hiến chương nhằm bảo vệ và khuyến khích loại hình năng lượng tái tạo này.


Nhân viên kỹ thuật làm việc tại nhà máy năng lượng Mặt trời nổi đầu tiên tại thành phố miền Đông Nam Piolenc, Pháp. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

"Hiến chương điện mặt trời” của EU không chỉ là một cam kết về việc chuyển đổi sang nguồn năng lượng tái tạo, mà còn hướng tới việc giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn cung từ các quốc gia ngoài khối và tăng cường sức cạnh tranh bền vững.

Tại châu Âu, năng lượng tái tạo đang chiếm một vị trí ngày càng quan trọng hơn trong nguồn cung ứng điện. Vào năm 2023, tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng sản l ượng điện năng của EU lần đầu tiên đã vượt qua ngưỡng 40%, trong đó 27% từ điện mặt trời và điện gió.

Để đạt được mục tiêu của EU về ít nhất 42,5% năng lượng tái tạo vào năm 2030 và tham vọng đạt 45%, khối 27 quốc gia này xác định cần đẩy nhanh việc tốc độ triển khai các dự án năng lượng tái tạo, thực hiện các mục tiêu của chương trình giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch từ ngoài khối, trong đó điện mặt trời được xác định là loại hình thay thế chiến lược.

Hồi tháng 3 vừa qua, các Bộ trưởng Năng lượng EU từ bày tỏ quan ngại về năng lực thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng các nguồn có thể tái tạo, do đó "hiến chương điện mặt trời” được coi là bước hợp lý tiếp theo và nhằm mục đích củng cố quyết tâm và duy trì khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp này trước các đối thủ kinh tế khác trên thế giới.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Giao tranh giữa Israel và Hezbollah leo thang nguy hiểm ở Trung Đông

Lực lượng dân quân thân Iran ở Liban đang giao tranh với Israel với tốc độ leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Hamas từ chối đề xuất của Mỹ về việc thả con tin

Phong trào Hồi giáo Hamas khẳng định "mở cửa” với mọi đề xuất ngừng bắn, tuy nhiên nhấn mạnh rằng những yêu cầu chính của lực lượng này phải được đáp ứng.

Độc đáo máy bay ''Tomorrowland'' mới với công nghệ thực tế tăng cường

Brussels Airlines vừa giới thiệu phiên bản mới của chiếc máy bay "Amare" mang màu sắc lễ hội Tomorrowland, đánh dấu sự hợp tác lâu dài giữa hãng hàng không Bỉ và lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng thế giới.

Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục