Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 11/9, Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp quốc gia Nigeria (NEMA) cho biết lũ lụt nghiêm trọng đã nhấn chìm thành phố Maiduguri, Đông Bắc nước này, khiến ít nhất 30 người thiệt mạng và hơn 400.000 người phải di dời. NEMA quan ngại con số thiệt hại sẽ còn tăng lên.


Nhiều ngôi nhà bị ngập trong nước lũ tại Ahoada, Nigeria. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Ngày 10/9, hàng nghìn ngôi nhà chìm trong biển nước sau khi mưa xối xả khiến con đập Alau trên sông Ngadda, cách Maiduguri 20 km về phía Nam, bị vỡ khiến nước dâng nhanh. Một ngày sau sự cố trên, mưa đã tạnh và lực lượng chức năng đã tìm thấy 30 thi thể. Hơn 400.000 người phải sơ tán và đã tìm thấy 30 thi thể.

Cao ủy Liên hợp quốc (LHQ) về người tị nạn ở Nigeria cho biết thủ phủ Maiduguri của bang Borno đang bị một trong những trận lũ lụt tồi tệ nhất trong 30 năm ảnh hưởng. Theo Tổng Giám đốc NEMA Zubaida Umar, khoảng 40% diện tích thành phố bị lũ lụt tàn phá và số người thiệt mạng có thể tăng lên. NEMA đã triển khai các đội cứu hộ bằng ca nô để giải cứu người dân bị mắc kẹt, triển khai tàu chở dầu để đáp ứng nhu cầu nước uống, cũng như triển khai các phòng khám và bác sĩ di động để chăm sóc cho những người phải di dời.

Tổng thống Nigeria Bola Ahmed Tinubu đã gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân thiệt mạng cũng như bị mất sinh kế do thảm họa. Thống đốc bang Borno đã quyết định cấp 10.000 naira (khoảng 6 USD) cho mỗi hộ gia đình bị ảnh hưởng, đồng thời chỉ đạo xây dựng lại và củng cố con đập cũng như tăng công suất của đập.

Theo NEMA, kể từ khi bắt đầu mùa mưa tại quốc gia đông dân nhất châu Phi, lũ lụt đã khiến 229 người thiệt mạng và buộc hơn 380.000 người phải sơ tán. Ít nhất 107.600 ha đất nông nghiệp bị hư hại do mưa lớn, làm dấy lên lo ngại về tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng trầm trọng.

Năm 2022, hơn 500 người thiệt mạng và 1,4 triệu người phải di dời trong trận lũ lụt tồi tệ nhất nước này trong 10 năm trở lại đây.

Theo Baotintuc.vn


Các tin khác


Ông Trump và bà Harris chạy đua giành cử tri da màu ở bang Georgia

Tại bang Georgia, trong các nhà thờ, hội chợ, trên các bậc cửa, phương tiện truyền thông xã hội và trên sóng phát thanh, cả 2 chiến dịch đều nỗ lực thu hút cử tri da màu.

Hàn Quốc tìm kiếm đột phá giải quyết khủng hoảng y tế

Chính phủ Hàn Quốc ngày 8/9 đã chấp nhận đề xuất đàm phán 4 bên về vấn đề hạn ngạch trường y và kêu gọi cộng đồng y tế đưa ra kế hoạch riêng về hạn ngạch cho năm 2026 trong bối cảnh cuộc khủng hoảng y tế ở nước này ngày càng trầm trọng.

Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga

Các công ty Trung Quốc đang đầu tư vào ngành sản xuất của Nga như ô-tô, điện thoại thông minh, máy móc xây dựng; một số nhà sản xuất ô-tô Bắc Kinh hiện đang lắp ráp ôtô ở Nga để thúc đẩy nội địa hóa.

Cuộc đàm phán cam go về tài chính khí hậu

Vấn đề tài chính khí hậu vẫn là trở ngại lớn trong các cuộc đàm phán về chống biến đổi khí hậu. Chỉ còn hơn 2 tháng trước khi Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra tại Azerbaijan, các bên đang nỗ lực đạt đồng thuận, nhằm tăng tính khả thi cho các dự án khí hậu ở các nước đang phát triển.

Biến đổi khí hậu khiến bão dữ dội hơn

Giới khoa học nhận thấy sự nóng lên của đại dương do biến đổi khí hậu đang góp phần khiến bão mạnh lên nhanh hơn, hình thành siêu bão với sức tàn phá lớn như bão Yagi.

Xung đột Hamas - Israel bước sang tháng thứ 12

Tính đến ngày 7/9, xung đột giữa Phong trào Hamas và Israel tại Dải Gaza đã bước sang tháng thứ 12. Hiện có rất ít dấu hiệu cho thấy giao tranh sẽ sớm chấm dứt tại vùng lãnh thổ ven Địa Trung Hải này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục