Việc ông Marco Rubio được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Mỹ khiến quan hệ Mỹ - Trung thêm phần phức tạp.


Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio.

Trong thời gian làm thượng nghị sĩ, ông Rubio nổi tiếng với lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc, nhiều lần chỉ trích nước này về chính sách kinh tế và các hành vi trên trường quốc tế. Ở Trung Quốc, ông Rubio bị coi là một trong những chính trị gia "chống Trung Quốc" hàng đầu và đã hai lần bị Bắc Kinh đưa vào danh sách trừng phạt, các lệnh trừng phạt này vẫn chưa được gỡ bỏ.

Trung Quốc có dỡ bỏ trừng phạt ông Rubio?

Sau khi ông Rubio nhậm chức, giới chiến lược gia Trung Quốc đặt ra nhiều câu hỏi: Bắc Kinh có nên gỡ bỏ lệnh trừng phạt với chính trị gia này để cải thiện quan hệ song phương hay không?

Nếu Tổng thống Donald Trump thăm Trung Quốc trong thời gian tới, ông Rubio có đi cùng hay không? Liệu vị trí Ngoại trưởng có giúp ông được miễn trừng phạt? Nếu không, vấn đề này có làm phức tạp chuyến thăm của ông Trump và gây căng thẳng hơn trong quan hệ Mỹ - Trung?

Bắc Kinh tránh trả lời trực tiếp, chỉ nhấn mạnh rằng:"Trung Quốc kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia, đồng thời cần duy trì liên lạc phù hợp với các quan chức cấp cao của Mỹ". Tuy nhiên, ngay sau khi ông Rubio nhậm chức, Bắc Kinh đã chỉnh sửa cách viết tên ông trong tiếng Trung, một động thái được cho là mang hàm ý thiện chí và có thể mở đường cho việc dỡ bỏ trừng phạt.

Dù vậy, dư luận Trung Quốc phản đối kịch liệt việc gỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Ngoại trưởng Rubio. Họ cho rằng dù đã bị trừng phạt hai lần, ông Rubio vẫn không thay đổi thái độ mà tiếp tục gây khó khăn cho Trung Quốc kể từ khi trở thành Ngoại trưởng.

Những động thái cứng rắn của ông Rubio với Trung Quốc

Ngay trong phiên điều trần trước Thượng viện hôm 16/1, ông Rubio tuyên bố rằng Trung Quốc đã "gian lận" để có được vị thế siêu cường, gây tổn hại cho Mỹ. Ông cũng nhấn mạnh rằng Washington phải giúp Đài Loan thực hiện chiến lược để chống lại Trung Quốc.

Chưa đầy 24 giờ sau khi nhậm chức (ngày 21/1), ông gặp gỡ các quan chức ngoại giao hàng đầu của Nhật Bản, Ấn Độ và Australia, cho thấy ưu tiên của ông với khu vực châu Á, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến Trung Quốc. Ngày 22/1, ông Rubio có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Philippines, ủng hộ Manila chỉ trích Bắc Kinh về các hành động gây hấn.

Đầu tháng 2, ông Rubio thăm Panama, chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị Ngoại trưởng. Ngay sau đó, Tổng thống Panama tuyên bố rút khỏi Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Chiến lược đối phó của Trung Quốc

Trước tình thế này, Trung Quốc dường như đang áp dụng ba cách tiếp cận. Vừa trừng phạt, vừa đối thoại,Bắc Kinh không gỡ bỏ trừng phạt ông Rubio, nhưng vẫn duy trì liên lạc qua điện đàm, họp trực tuyến, thậm chí gặp mặt gián tiếp thông qua bên thứ ba. Ngày 24/1/2025, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có cuộc điện đàm với ông Rubio.

Tập trung vào ôngTrump, theo học giả Zheng Yongnian, ông Trump bổ nhiệm các chính trị gia có quan điểm cứng rắn như ông Rubio nhằm gây sức ép với Trung Quốc, nhưng quyền quyết định cuối cùng vẫn nằm trong tay ông Trump. Vì vậy, "chỉ cần giữ ông Trump hài lòng, Bắc Kinh không cần lo lắng quá nhiều về Ngoại trưởng Rubio”.

Đợi ông Rubio bị thay thế, Trung Quốc tin rằng "ông Rubio khó trụ lâu” ở vị trí này do mâu thuẫn nội bộ trong chính quyền ông Trump. Học giả Jin Canrong từ Đại học Nhân dân Trung Quốc nhận định rằng ông Rubio không được lòng phe MAGA (Make America Great Again) và có thể sẽ bị gạt ra ngoài hoặc buộc phải từ chức.

Việc ông Rubio trở thành Ngoại trưởng là một trong những thách thức lớn đầu tiên khi Mỹ và Trung Quốc tìm cách "đặt lại quan hệ" dưới thời Trump nhiệm kỳ hai. Cách hai bên xử lý vấn đề này sẽ có ảnh hưởng lớn đến quỹ đạo quan hệ Mỹ - Trung trong bốn năm tới.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Châu Âu đau đầu trước nguy cơ chiến tranh thương mại với Mỹ

Sau Trung Quốc, châu Âu trở thành mục tiêu tiếp theo trong cuộc chiến thương mại do Tổng thống Donald Trump khởi xướng. Những lời cảnh báo về thuế quan từ Washington khiến EU rơi vào thế khó: trả đũa hay nhượng bộ?

Trung Quốc miễn thị thực cho đoàn du khách các nước ASEAN tới Tây Song Bản Nạp

Ngày 10/2, Cục Quản lý Di dân quốc gia Trung Quốc thông báo nước này sẽ thực hiện chính sách miễn thị thực cho các đoàn khách du lịch từ các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhập cảnh vào Tây Song Bản Nạp, tỉnh Vân Nam.

Châu Âu tìm kiếm khí đốt của Australia để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga?

Trước áp lực nguồn cung và giá cả leo thang, châu Âu đang tìm kiếm nguồn khí đốt từ Australia để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga. Một lô hàng LNG từ Australia có thể cập bến Pháp lần đầu tiên kể từ năm 2022, báo hiệu sự dịch chuyển mới trong cán cân năng lượng.

Chìm tàu 139 tấn ngoài khơi Hàn Quốc, 3 người thiệt mạng - Có công dân Việt Nam mất tích

Theo hãng tin Yonhap, một tàu đánh cá đã bị chìm ngoài khơi phía Nam Hàn Quốc sáng 9/2 khiến 3 người thiệt mạng và 7 người mất tích, trong đó có công dân Việt Nam.

Cảnh báo sóng thần sau trận động đất có độ lớn 7,2 ở Honduras

Ngày 8/2, Trung tâm Nghiên cứu Địa chất Đức (GFZ) cho biết một trận động đất có độ lớn 7,2 đã xảy ra ở phía Bắc Honduras.

Vụ nổ súng tại Thụy Điển: Các nạn nhân mang nhiều quốc tịch khác nhau

Ngày 6/2, Cảnh sát Thụy Điển cho biết các nạn nhân trong vụ xả súng hàng loạt đẫm máu nhất tại nước này mang nhiều quốc tịch khác nhau.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục