Gần 3 năm ngày Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, các nước châu Âu tiếp tục chia rẽ trong việc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho Kiev.


Trước thềm đánh dấu tròn 3 năm ngày Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, các nước châu Âu đang đối mặt với thử thách thống nhất trong quan điểm và hành động để hỗ trợ Kiev. Điều này đối với châu Âu đặc biệt quan trọng, khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tỏ dấu hiệu châu Âu có thể đứng bên lề trong các cuộc đàm phán tìm kiếm hòa bình.

Tuy nhiên, các nước châu Âu vẫn tiếp tục chia rẽ trong việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho Ukraine.

Nhiều nước châu Âu như Anh, Tây Ban Nha, Latvia và Hy Lạp tiếp tục khẳng định sự ủng hộ đối với Ukraine cả trên chiến trường lẫn trên bàn đàm phán.

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez phát biểu: "Để hòa bình được công bằng và lâu dài, các cuộc đàm phán phải có sự tham gia tích cực của Ukraine và Liên minh châu Âu".


(Ảnh: AP)

Tổng thống Latvia Edgars Rinkēvičs tuyên bố: "Nhiệm vụ chung của tất cả các nước Bắc Âu và Baltic, nhiệm vụ chung của châu Âu là làm mọi thứ có thể để đảm bảo rằng châu Âu có thể cung cấp sự hỗ trợ cho Ukraine. Chúng ta sẽ phải mở hầu bao và huy động tối đa mọi nguồn lực có trong tay".

Trong khi đó, Thủ tướng Hungary Viktor Orban tuyên bố sẽ ngăn chặn Ukraine gia nhập NATO và Liên minh châu Âu (EU): "Ukraine sẽ lại trở thành vùng đệm. Nước này sẽ không phải là thành viên NATO. Nhưng liệu quốc gia này có trở thành thành viên của EU hay không? Điều đó sẽ được quyết định bởi người Hungary. Ukraine sẽ không bao giờ trở thành thành viên của Liên minh châu Âu nếu đi ngược lại lợi ích của Hungary và người Hungary".

Hiện tại, EU đã nhất trí về gói trừng phạt Nga thứ 16, áp dụng đúng ngày 24/2 - ngày cuộc chiến Nga - Ukraine tròn 3 năm.

Tuần tới, lần lượt Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Keir Starmer sẽ có chuyến thăm riêng rẽ tới Mỹ. Vấn đề đàm phán hòa bình Nga - Ukraine sẽ là một trong những nội dung thảo luận chính.


Theo VTV.VN

Các tin khác


Tổng thống Trump bước vào trận chiến pháp lý mới và đầu tiên trong nhiệm kỳ 2

Tổng thống Donald Trump sẽ lần đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai đến Tòa án Tối cao, sử dụng đơn kháng cáo khẩn cấp để bảo vệ quyết định sa thải người đứng đầu một cơ quan giám sát đạo đức của chính phủ.

Hé lộ thời gian tổ chức hòa đàm về Ukraine

Báo Kommersant của Nga ngày 16/2 dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết các cuộc đàm phán về Ukraine với sự tham gia của phái đoàn Nga dự kiến diễn ra tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia vào ngày 18/2.

Lý do Saudi Arabia có thể tổ chức hội đàm thượng đỉnh Mỹ - Nga

Với vị thế trung gian đáng tin cậy, mối quan hệ chiến lược với cả Mỹ và Nga, cùng khả năng tổ chức các cuộc đàm phán an toàn, Saudi Arabia đang nổi lên như một lựa chọn hoàn hảo cho cuộc gặp tiềm năng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Liên bang Nga Vladimir Putin.

Ukraine đề nghị cung cấp ''khoáng sản quan trọng'' cho EU

Trong một bài đăng trên Politico ngày 14/2, Thủ tướng Ukraine Denis Shmigal hứa hẹn rằng việc hợp tác với Ukraine sẽ mang lại cho Liên minh châu Âu (EU) "hàng trăm tỷ USD” lợi nhuận tiềm năng.

Điện Kremlin: Tổng thống Putin chào đón ông Trump dự Ngày Chiến thắng

Điện Kremlin chia sẻ, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ rất vui mừng được chào đón các nhà lãnh đạo thế giới, bao gồm cả Tổng thống Mỹ Donald Trump đến dự kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945-9/5/2025) tại Moskva.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bất ngờ bác bỏ nhiều tham vọng của chính quyền Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth đã gây chú ý khi tham dự cuộc họp đầu tiên của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine vào ngày 12/2 với những phát biểu đi ngược lại quan điểm mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từng khẳng định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục