Với vị thế trung gian đáng tin cậy, mối quan hệ chiến lược với cả Mỹ và Nga, cùng khả năng tổ chức các cuộc đàm phán an toàn, Saudi Arabia đang nổi lên như một lựa chọn hoàn hảo cho cuộc gặp tiềm năng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Liên bang Nga Vladimir Putin.


Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và người đồng cấp Mỹ Donald Trump trong cuộc gặp tại Helsinki, Phần Lan ngày 16/7/2018.

Một cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump có thể diễn ra tại Saudi Arabia, quốc gia đang ngày càng định vị mình là trung tâm ngoại giao quốc tế. Saudi Arabia chính quốc gia mà người đứng đầu mới của Nhà Trắng đã nêu tên là địa điểm cho các cuộc đàm phán trong tương lai sau cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Nga.

Riyadh đã đóng một vai trò quan trọng trong việc trao đổi tù nhân giữa Mỹ và Nga và trước đó đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh về Ukraine. Theo nhận định của các chuyên gia với báo Izvestia (Nga), nhờ mối quan hệ chặt chẽ với cả hai bên và khả năng đảm bảo tính bảo mật của các cuộc đàm phán, Saudi Arabia đang trở thành một điểm đến thuận lợi cho các cuộc đối thoại giữa các nhà lãnh đạo thế giới.

"Quốc gia này có quan hệ chính trị và kinh tế chặt chẽ và lợi ích ngày càng tăng với Nga và Mỹ, cũng như được các cường quốc toàn cầu tin tưởng. Ngoài ra, Saudi Arabia có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các cuộc xung đột lịch sử", nhà khoa học chính trị người Saudi Mubarak Al-Aati nói với Izvestia.

Trước đây ông Trump đã thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với Riyadh trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của mình. Saudi Arabia khi đó là quốc gia đầu tiên ông đến thăm trong chuyến công du nước ngoài và Tổng thống Trump cũng đã phê duyệt các thỏa thuận vũ khí lớn với Vương quốc này.

"Tổng thống Trump phải cho thấy thiện chí của Washington trong việc sử dụng Saudi Arabia như một cửa ngõ quan trọng cho các lợi ích của mình, không chỉ trong khu vực mà còn xa hơn nữa, qua đó nhấn mạnh vai trò toàn cầu của Riyadh. Một bước đi như vậy phù hợp với logic làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và Saudi Arabia", nhà nghiên cứu phương Đông Leonid Tsukanov nói với Izvestia. Theo chuyên gia này, việc lựa chọn Saudi Arabia so với bối cảnh của các quốc gia vùng Vịnh khác cũng là do thực tế là quốc gia này đã duy trì sự trung lập trong một thời gian dài và không can dự vào cuộc xung đột ở Ukraine.

"Vương quốc này đã duy trì thái độ trung lập tích cực trong nhiều tranh chấp, đặc biệt là giữa hai siêu cường, Nga và Mỹ. Vương quốc này được Ukraine tin tưởng và có mối quan hệ kinh tế tốt với họ. Riyadh đã cung cấp viện trợ nhân đạo cho Kiev với số tiền hơn 400 triệu USD. Tất cả những điều này đã biến Saudi Arabia thành một địa điểm được mong đợi cho các cuộc đàm phán và là một nhà trung gian đáng tin cậy cho tất cả các bên", chuyên gia Mubarak Al-Aati nêu quan điểm.

"Mặc dù Saudi Arabia vẫn là đồng minh khu vực của Mỹ, nhưng họ cố gắng giữ thái độ trung lập trong một số vấn đề, bao gồm cả xung đột ở Ukraine. Trong gần ba năm diễn ra hoạt động quân sự đặc biệt của Nga, Vương quốc này không đưa ra tuyên bố chỉ trích nào với Moskva và không tham gia cung cấp vũ khí trực tiếp cho Kiev", chuyên gia Tsukanov giải thích thêm.

Theo chuyên gia Tsukanov, Riyadh nhìn chung cởi mở đối thoại với cả Moskva và Washington, điều này được phản ánh trong tần suất liên lạc giữa các chính phủ. Tất nhiên, chính sách của Mỹ được kỳ vọng sẽ chiếm ưu thế trong chính sách của Saudi Arabia, nhưng Vương quốc này vẫn giữ khả năng tương tác với Nga thông qua các kênh nhân đạo và thương mại.

Bên cạnh đó, Mỹ, Nga và Saudi Arabia là ba bên tham gia lớn nhất trên thị trường dầu mỏ. Cuộc gặp tiềm năng giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Nga Putin tại Riyadh có thể bao gồm không chỉ các vấn đề chính trị mà còn các cuộc thảo luận về các vấn đề năng lượng, trong đó Saudi Arabia đóng vai trò chủ chốt.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Tình thế khó khăn của Trung Quốc khi ông Rubio là Ngoại trưởng Mỹ

Việc ông Marco Rubio được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Mỹ khiến quan hệ Mỹ - Trung thêm phần phức tạp.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bất ngờ bác bỏ nhiều tham vọng của chính quyền Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth đã gây chú ý khi tham dự cuộc họp đầu tiên của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine vào ngày 12/2 với những phát biểu đi ngược lại quan điểm mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từng khẳng định.

Thủ đô Kiev của Ukraine rung chuyển vì bị tên lửa đạn đạo Nga tấn công quy mô lớn

Rạng sáng 12/2, theo giờ địa phương, thủ đô Kiev của Ukraine đã bị rung chuyển bởi một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo quy mô lớn do các lực lượng của Liên bang Nga phát động, làm ít nhất một người thiệt mạng.

Những quốc gia nào sẽ bị ảnh hưởng bởi lệnh áp thuế nhôm, thép của Tổng thống Trump?

Sau khi Tổng thống Donald Trump thông báo áp thuế 25% đối với nhôm và thép nhập khẩu từ nước ngoài, ông cho biết mức thuế này sẽ được thực thi mà không có ngoại lệ hoặc miễn trừ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đạt tiến triển trong đàm phán hòa bình Ukraine

Ngày 11/2, theo hãng thông tấn TASS, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết đã có những bước tiến quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine.

Châu Âu đau đầu trước nguy cơ chiến tranh thương mại với Mỹ

Sau Trung Quốc, châu Âu trở thành mục tiêu tiếp theo trong cuộc chiến thương mại do Tổng thống Donald Trump khởi xướng. Những lời cảnh báo về thuế quan từ Washington khiến EU rơi vào thế khó: trả đũa hay nhượng bộ?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục