John Kiriakou.

John Kiriakou.

Trong cuốn sách mới mang tựa đề “Reluctant Spy” (Điệp viên bất đắc dĩ) vừa được xuất bản hôm 16.3, cựu điệp viên CIA John Kiriakou cho thấy cái nhìn của người trong cuộc về cuộc sống bí mật cùng vai trò của một điệp viên trong cuộc chiến chống khủng bố.

Hai lần tới Nhà Quốc hội

“Reluctant Spy” do John Kiriakou đồng tác giả với Michael Ruby, trở thành một kiểu hồi ký của Kiriakou nói về con đường đưa một cậu bé lớn lên tại một thành phố nhỏ miền tây Pennsylvania trở thành nhân viên Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) ra sao.

Kiriakou kể rằng từ khi còn là cậu nhóc, đã đam mê chính trị và các vấn đề quốc tế. Tới tuổi học trò, Kiriakou viết nhiều bức thư và nhận được hồi âm cả từ các nguyên thủ quốc gia thời đó như Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat.

Thời là sinh viên Đại học George Washington, Kiriakou đánh đường tìm tới Nhà Quốc hội, khư khư trong hành trang là cuốn “The Almanac of American Politics” (Niên giám chính trị Mỹ) nặng trịch nhằm tìm hiểu tiểu sử các thượng nghị sĩ có tiếng Barry Goldwater, Bob Dole và Al Gore... Kiriakou thành công trong việc trở thành thực tập sinh của Hạ nghị sĩ Joe Kolter.

Thời điểm sắp tốt nghiệp, Kiriakou mơ ước được làm việc trong cơ quan quản lý nhân sự song anh hiểu không thể nóng vội. Vì vậy, khi được một giáo sư hỏi có muốn nộp đơn vào CIA không, Kiriakou chỉ nghĩ “liệu mình có gì để mất?”.

Rồi sau gần 15 năm phục vụ CIA, năm 2004 Kiriakou rời cơ quan này và trở thành cựu sĩ quan CIA đầu tiên lên tiếng xác nhận cáo buộc CIA từng sử dụng kỹ năng tra tấn nhấn nước tù nhân tại nhà tù Guantanamo. Vì hành động này anh đã phải gánh chịu những chỉ trích nặng nề và thành tâm điểm thu hút sự chú ý rất bất lợi cho bản thân.

Gần 20 năm sau chuyến đi đầu tiên, Kiriakou trở lại Nhà Quốc hội khi đã ở tuổi 45 và lần này làm việc với tư cách một điều tra viên cấp cao của Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ.

Abu Zubaydah.

Ký ức nhức nhối

Trong cuốn sách “Reluctant Spy” phải khá vất vả mới được phép xuất bản, Kiriakou hé lộ nhiều câu chuyện thú vị về những chặng đường sự nghiệp của một điệp viên từng công du tới 55 nước trên thế giới bao gồm cả các điểm nóng chiến sự Iraq, Afghanistan và Pakistan.

Chính tại Pakistan, ông đã góp phần đáng kể trong vụ bắt được Abu Zubaydah - một trong những trợ tá hàng đầu của trùm khủng bố Osama bin Laden và được coi là thủ lĩnh số ba của al-Qeada. Vụ này được coi là mẻ lưới lớn nhất trong cuộc chiến chống khủng bố vừa được Mỹ phát động sau vụ khủng bố 11.9.2001.

Kiriakou kể, đó là vào năm 2002 khi ông nhìn thấy Abu Zubaydah nằm bất động trên vũng máu tại một đường phố ở Faisalabad, Pakistan, trong một cuộc truy quét kết hợp của Mỹ và Pakistan.

Là điệp viên CIA đảm trách lên kế hoạch cuộc truy lùng này, John Kiriakou vội vã tới hiện trường. Sau khi nhanh chóng thẩm tra nhân dạng của Zubaydah, Kiriakou nhận được chỉ đạo trực tiếp từ tổng hành dinh CIA tại Virginia là phải làm tất cả để giữ cho Zubaydah còn sống. Kiriakou đưa Zubaydah tới bệnh viện phẫu thuật rồi ít phút sau kịp cứu tù nhân quan trọng đang hôn mê này khỏi vụ mưu sát của al-Qaeda ngay trên giường bệnh.

An ninh Pakistan chuyển Zubaydah tới một căn cứ quân sự, vài ngày sau lại đưa tiếp tới một địa điểm bí mật để tiếp tục điều trị rồi chuyển Zubaydah tới nhà tù Guantanamo. Tại đây, Zubaydah là một trong ba tù nhân bị tra tấn bằng cách nhận nước để buộc phải khai ra những có giá trị về al-Qaeda. Không trực tiếp chứng kiến, nhưng khi hay tin về vụ này, Kiriakou đã rất phẫn nộ và lên tiếng phản đối.

Trong “Reluctant Spy” Kiriakou cũng tiết lộ cả về cuộc chiến Iraq. Mùa hè năm 2002 Kiriakou trở lại làm việc tại tổng hành dinh CIA tại Virginia và được triệu tập tới một cuộc họp tối mật. Tại đây ông được phổ biến rằng chính quyền của Tổng thống Bush khi đó đã quyết định Mỹ sẽ phát động cuộc chiến tại Iraq vào mùa xuân và việc này coi như đã quyết.

Vài tháng sau, Quốc hội Mỹ thông qua nghị quyết về cuộc chiến Iraq. Kiriakou chỉ còn cách giữ im lặng, song ông khẳng định bất luận thế nào vẫn luôn cố giữ cho tay mình không dính máu...

 

 

                                                                             Theo LĐ

Các tin khác


Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục