Một trong những biện pháp đầu tiên ổn định hóa tình hình ở Ukraina là việc thành lập nội các mới do ông Mykola Azarov - cộng sự thân tín lâu năm của tân Tổng thống Viktor Yanukovich - đứng đầu.

Ông Mykola Azarov được biết đến như một người ủng hộ bình thường hóa quan hệ với Nga. Dư luận chờ đợi ở chính phủ mới những cải cách triệt để nhằm đưa Ukraina thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị kéo dài. "Nữ hoàng Cách mạng cam" Yulia Timoshenko rời khỏi chiếc ghế thủ tướng sang phe đối lập.

Cuộc bỏ phiếu bổ nhiệm ông Azarov vào vị trí thủ tướng thu hút được số phiếu thuận của số đại biểu Rada Tối cao vượt quá số ghế trong liên minh – 242 người. Phát biểu tại quốc hội sau khi lãnh trọng trách, ông Azarov cho hay, nhiệm vụ chủ yếu của chính phủ mới là đưa Ukraina thoát khỏi tình hình nặng nề hiện nay, mà theo lời ông là “đang hấp hối”. Ngay sau đó, ông đã tiến hành cuộc họp khẩn cấp với các phó thủ tướng và lãnh đạo các bộ khối kinh tế và xã hội để xác định danh sách các uỷ ban chính phủ, quyền hạn, trách nhiệm của những uỷ ban đó và phân công nhiệm vụ cho các phó thủ tướng.

Thủ tướng Azarov yêu cầu, trước ngày 11.4 chính phủ phải đưa ra được ngân sách cân bằng và thực tế cho năm 2009, coi đây là công cụ quyết định cho việc chấm dứt khủng hoảng ở Ukraina. Nguyên tắc hàng đầu mà Thủ tướng Azarov đưa ra cho những người làm ngân sách là chú trọng giúp đỡ những người nghèo và dễ bị tổn thương, huy động trách nhiệm của người giàu và các doanh nghiệp độc quyền nhà nước. Theo ông, ngân sách phải hướng đến việc từng bước nâng cao các chuẩn mực xã hội.

Đối thủ chính của ông Yanukovich trong cuộc đua vào chiếc ghế tổng thống vừa qua – bà Timoshenko quyết định - chuyển sang phe đối lập. Theo các nhà phân tích, bà Timoshenko giờ đây phải tiến hành một loạt cuộc thương thuyết với các đối tác nước ngoài và làm rõ tình hình với các nhà tài trợ cho chiến dịch tranh cử của bà.

Dư luận cho rằng, bà Timoshenko có tính đến chuyện cùng với thời gian, nước Nga sẽ thất vọng đối với ông Yanukovich, giống như đã từng thất vọng với cựu Tổng thống Ukraina Leonid Kuchma, hay đương kim Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.

Cơ sở của quan điểm đó là việc trong thời gian bầu cử ông Yanukovich công khai cam kết xem xét lại thoả thuận khí đốt với Nga theo hướng “giảm giá”, nhưng Hãng khí đốt Nga Gazprom khẳng định sẽ không có chuyện đó; hay chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Yanukovich là đến Brussels, chứ không phải đến Mátxcơva.

Đó là chưa kể thỏa thuận đặc biệt của Yanukovich với Yushchenko về bảo đảm an ninh cá nhân và quyền bất khả xâm phạm cho vị cựu tổng thống; cũng như không thực hiện cam kết đưa tiếng Nga làm ngôn ngữ chính thức thứ hai ở Ukraina. Điều này khiến không chỉ Điện Kremlin, mà cả một bộ phận lớn dân chúng Ukraina không hài lòng.

Nếu như ở vấn đề mà Nga vô cùng quan tâm là việc Ukraina gia nhập Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), Nga phần nào thở phào nhẹ nhõm khi ban lãnh đạo mới của Ukraina tuyên bố sẽ thông qua đạo luật phản đối việc gia nhập các liên minh quân sự, thì ở việc hội nhập vào Liên minh Châu Âu (EU) ông Yanukovich vẫn quyết tâm theo đuổi chính sách lâu nay của Ukraina.

Tân Ngoại trưởng Konstyantyn Gryshchenko tuyên bố, Ukraina một mặt duy trì quan hệ “thực dụng” với Nga vì lợi ích chung, mặt khác vẫn tiếp tục chính sách hướng tới Châu Âu mà mục tiêu cuối cùng là trở thành thành viên của EU. “Nếu cho rằng Ukraina có tổng thống theo quan điểm Nga là sai lầm, bởi ông Yanukovich là vị nguyên thủ theo quan điểm Ukraina” – ông Gryshchenko khẳng định.

Tân ngoại trưởng không phải là người xa lạ. Ông chính là cựu Đại sứ Ukraina tại Nga. Việc bổ nhiệm ông vào người nắm giữ trọng trách trong chính sách đối ngoại Ukraina là tín hiệu tốt cho quan hệ Nga – Ukraina. Tháng 5 tới, Tổng thống Nga Medvedev sẽ đi thăm Ukraina và quan hệ giữa 2 nước chắc chắn sẽ có bước cải thiện.

Có thể thấy một điều là những toan tính chia rẽ 2 dân tộc (Nga và Ukraina) gắn bó với nhau trong nhiều thế kỷ qua bằng những mối quan hệ văn hóa và tinh thần vững chắc đã không thành công.

                                                                             Theo Báo Laodong

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục