Ngày 6-8, tại Công viên Hòa bình ở thành phố Hiroshima đã diễn ra lễ kỷ niệm Hòa Bình để tưởng niệm các nạn nhân trong vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố này 65 năm về trước.

 

Đây là lễ kỷ niệm đầu tiên có sự tham dự của Tổng thư ký LHQ Ban Ki-Moon, đại diện chính quyền Mỹ, Anh, Pháp. Tham dự lễ kỷ niệm còn có các nhà ngoại giao đến từ 70 nước và nhiều người dân địa phương.

Hơn 55.000 người đã tham dự lễ mặc niệm vào 8 giờ 15 phút sáng (giờ địa phương), thời điểm tiếng nổ của quả bom hạt nhân vang lên trên thành phố Hiroshima 65 năm trước, giết chết khoảng 140.000 người trong chớp mắt, gây tổn thương về tinh thần lẫn thể xác cho hàng ngàn người sống sót trong thảm họa này.

Sau khi kết thúc lễ mặc niệm, hơn 1.000 chim bồ câu biểu tượng cho hòa bình đã được thả lên trời, thể hiện ước vọng của người dân Nhật Bản về một thế giới hòa bình, không còn thảm họa chiến tranh gây đau thương trên toàn thế giới (ảnh).

Tại lễ kỷ niệm, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-Moon đã nhắc lại lời kêu gọi thế giới từ bỏ vũ khí hạt nhân, ông cho rằng, thế giới không có vũ khí hạt nhân là con đường duy nhất để tiến tới một thế giới an toàn. Tổng thư ký Ban Ki-Moon cũng cho biết, ông sẽ thúc đẩy đàm phán nhằm giải trừ hạt nhân khi ông triệu tập Hội nghị Giải trừ vũ khí hạt nhân tại New York vào tháng 9 tới.

Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan hy vọng các nạn nhân của bom nguyên tử còn sống sót sẽ là những đại sứ đặc biệt trong tiến trình phi hạt nhân hóa, họ sẽ nói với thế giới về sự tàn ác của việc sử dụng vũ khí hạt nhân cũng như về ý nghĩa của hòa bình.

Thị trưởng thành phố Hiroshima Tadatoshi Akiba kêu gọi chính phủ nước này đưa vào luật ba nguyên tắc phi hạt nhân, bao gồm không sản xuất, không sở hữu và không cho phép vũ khí hạt nhân hiện diện trên lãnh thổ Nhật Bản.

Hãng AFP cho biết, kể từ khi thảm họa bom nguyên tử xảy ra tại hai thành phố Hiroshima và Nagasaki cho đến nay, Mỹ chưa từng xin lỗi về vụ tấn công tàn khốc này. Hầu hết người Mỹ vẫn cho rằng, vụ tấn công là cần thiết vì nó giúp chấm dứt cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Hai thập kỷ sau khi cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc, Nga và Mỹ vẫn là hai cường quốc sở hữu nhiều đầu đạn hạt nhân nhất trên thế giới với con số là 22.000, trong khi Pháp, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Israel sở hữu 1.000 đầu đạn hạt nhân.

 

                                                                                Theo SGGP

Các tin khác


Triều Tiên từ chối mọi liên lạc với Nhật Bản

Bà Kim Yo-jong, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, tuyên bố nước này sẽ từ chối mọi liên lạc với Nhật Bản.

LHQ kêu gọi Israel rút lại lệnh cấm vận chuyển thực phẩm tới phía Bắc Gaza

Ngày 26/3, người phát ngôn Cơ quan cứu trợ của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA), ông Jens Laerke kêu gọi Israel rút lại lệnh cấm vận chuyển thực phẩm tới phía Bắc Gaza, khẳng định rằng người dân nơi đây đang phải đối mặt với nguy cơ chết vì đói.

Nga chiếm giữ các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk

Hôm 25/3, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng nước này đã chiếm giữ được các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk.

Xung đột Hamas-Israel: HĐBA LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức tại Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 25/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã lần đầu tiên thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn tại Gaza.

Israel cân nhắc cho phép dân thường Palestine trở lại miền Bắc Gaza

Ngày 24/3, Israel đã phát đi tín hiệu về khả năng cho phép những người Palestine phải đi lánh nạn có thể trở về nhà tại khu vực miền Bắc Dải Gaza. Đây cũng là một phần của tiến trình đàm phán nhằm thiết lập lệnh ngừng bắn tại khu vực này.

Vụ tấn công tại Moskva: Hai nghi phạm bị buộc tội khủng bố

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Ủy ban Điều tra Liên bang Nga ngày 24/3 đã đưa ra các cáo buộc đối với 2 người đàn ông bị tình nghi tham gia vụ tấn công khủng bố Nhà hát Crocus City Hall hôm 22/3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục