Chiều 5/10 (theo giờ địa phương), Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu lần thứ 8 (ASEM 8) đã bế mạc trọng thể tại Cung điện Hoàng gia ở thủ đô Brussels, Bỉ. Hội nghị đã thông qua hai văn kiện quan trọng là "Tuyên bố Chủ tịch ASEM 8 về hạnh phúc và phẩm giá của mọi người dân" và "Tuyên bố Hội nghị ASEM 8 về tăng cường hiệu quả quản trị kinh tế toàn cầu".

 

Việt Nam được đánh giá là có nhiều đóng góp thiết thực vào việc đoàn kết và tăng cường hợp tác trong nội khối.

Theo tuyên bố chung, đại biểu các nước tham gia hội nghị đã thông qua 16 sáng kiến mới về tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh lương thực, giao thông vận tải, quản lý rừng, nghiên cứu và phát triển nguồn nước, giáo dục… và nhất trí sẽ tiếp tục cải tiến cách thức điều hành, nâng cao hiệu quả hoạt động của ASEM. Năm 2012, Lào sẽ đăng cai tổ chức ASEM 9.

Nguồn tin từ hãng AFP cho hay, trong 2 ngày diễn ra hội nghị, các nhà lãnh đạo đã thảo luận về các nội dung quan trọng là tăng cường hiệu quả cơ chế quản trị kinh tế toàn cầu, phát triển bền vững, các thách thức toàn cầu, tình hình khu vực và các biện pháp tăng cường hiệu quả hợp tác ASEM. Sáng kiến Chiang Mai ở châu Á và các cơ chế ổn định tài chính ở châu Âu được đánh giá là những công cụ hữu ích trong hỗ trợ các nước đang gặp khó khăn tài chính.

Là một trong những lãnh đạo đầu tiên được mời phát biểu về chủ đề phát triển bền vững, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam tiếp tục cam kết mạnh mẽ cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy mô hình phát triển bền vững, coi đây là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị cộng đồng quốc tế và ASEM cần tăng cường hợp tác nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế, nỗ lực cải tổ mạnh mẽ các cơ chế quản trị kinh tế toàn cầu theo hướng công bằng, dân chủ và hiệu quả hơn; tăng cường hợp tác để góp phần nâng cao hiệu quả thực sự của cơ chế G20.

Quan điểm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là để đưa ASEM trở thành động lực thúc đẩy phát triển bền vững, phải tăng cường chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ hoạch định chiến lược phát triển và các mô hình tăng trưởng bền vững, thực hiện an sinh xã hội đối với những đối tượng yếu thế và dễ bị tổn thương nhất trong xã hội và hỗ trợ các chương trình phát triển bền vững ở cấp độ tiểu khu vực và khu vực đang được triển khai tại hai châu lục.    

Hội nghị ASEM 8 đã đạt được nhiều thỏa thuận quan trọng.

Với tư cách là đại biểu của Việt Nam đồng thời là Chủ tịch của ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn đề xuất hai sáng kiến mới là tổ chức "Diễn đàn ASEM về tăng trưởng xanh" và "Diễn đàn ASEM về mạng lưới an toàn xã hội". Cả hai sáng kiến này được nhiều thành viên như Anh, Đức, Hà Lan, Phần Lan, Hàn Quốc đánh giá rất cao, tham gia đồng tác giả, và đã được Hội nghị nhất trí thông qua.

Thứ trưởng Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng còn tiết lộ: "Một đóng góp nổi bật nữa của Việt Nam tại Hội nghị lần này là việc chúng ta tích cực góp phần tiếp tục thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN với các đối tác, đặc biệt là với Liên minh châu Âu (EU). Các thành viên châu Âu đánh giá cao sự chủ động, tích cực của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2010, hoan nghênh các nỗ lực vừa qua của ASEAN xây dựng một Cộng đồng tự cường, năng động và bền vững, và coi trọng tiềm năng hợp tác giữa hai châu lục trong các khuôn khổ hợp tác sông Mê Kông".

Ngoài việc kêu gọi tiếp tục thúc đẩy tự do hóa thương mại, chấm dứt các biện pháp bảo hộ và khẳng định quyết tâm sớm kết thúc Vòng đàm phán Doha, Hội nghị cũng nhấn mạnh cần tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế trong ASEM, triển khai hiệu quả các Kế hoạch hành động thuận lợi hóa thương mại, Kế hoạch hành động xúc tiến đầu tư và đẩy mạnh hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy tăng trưởng xanh, sử dụng các công nghệ thân thiện với môi trường.

Về các vấn đề toàn cầu như thiên tai, an ninh con người, chủ nghĩa khủng bố, cướp biển, xung đột vũ trang... , hội nghị nhấn mạnh vai trò của các thể chế đa phương, đặc biệt là vai trò của LHQ trong việc giải quyết các vấn đề này.

Đặc biệt, việc mở rộng thành viên lần thứ 3 của ASEM đã được đánh dấu bằng việc kết nạp thêm Nga, Australia và New Zeland. Như vậy, từ 26 thành viên sáng lập, sau 14 năm, nay ASEM đã có gần gấp đôi số thành viên, trở thành đại gia đình của 48 thành viên đại diện khoảng 60% dân số thế giới, đóng góp 50% GDP và 60% thương mại toàn cầu

 

                                                                                  Theo CAND

Các tin khác


Triều Tiên từ chối mọi liên lạc với Nhật Bản

Bà Kim Yo-jong, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, tuyên bố nước này sẽ từ chối mọi liên lạc với Nhật Bản.

LHQ kêu gọi Israel rút lại lệnh cấm vận chuyển thực phẩm tới phía Bắc Gaza

Ngày 26/3, người phát ngôn Cơ quan cứu trợ của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA), ông Jens Laerke kêu gọi Israel rút lại lệnh cấm vận chuyển thực phẩm tới phía Bắc Gaza, khẳng định rằng người dân nơi đây đang phải đối mặt với nguy cơ chết vì đói.

Nga chiếm giữ các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk

Hôm 25/3, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng nước này đã chiếm giữ được các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk.

Xung đột Hamas-Israel: HĐBA LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức tại Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 25/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã lần đầu tiên thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn tại Gaza.

Israel cân nhắc cho phép dân thường Palestine trở lại miền Bắc Gaza

Ngày 24/3, Israel đã phát đi tín hiệu về khả năng cho phép những người Palestine phải đi lánh nạn có thể trở về nhà tại khu vực miền Bắc Dải Gaza. Đây cũng là một phần của tiến trình đàm phán nhằm thiết lập lệnh ngừng bắn tại khu vực này.

Vụ tấn công tại Moskva: Hai nghi phạm bị buộc tội khủng bố

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Ủy ban Điều tra Liên bang Nga ngày 24/3 đã đưa ra các cáo buộc đối với 2 người đàn ông bị tình nghi tham gia vụ tấn công khủng bố Nhà hát Crocus City Hall hôm 22/3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục