Ngày 29.12, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết sẽ thành lập một Bộ Chỉ huy quân đội cao nhất vào năm 2011 nhằm tăng cường phối hợp tác chiến giữa các quân-binh-chủng, một phần trọng yếu trong kế hoạch nâng cao khả năng chiến đấu chống lại Triều Tiên.

 

d
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin.

Theo báo cáo về những kế hoạch sẽ thực hiện cho năm 2011 của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc trình Tổng thống Lee Myung-bak, một viên tướng 4 sao nắm quyền chỉ huy Bộ Tư lệnh Lực lượng Liên quân (JFC) mới sẽ được trao quyền chỉ huy nhiều hơn so với chức Chủ tịch Hội động Tham mưu trưởng Liên quân (JCS) hiện tại.

Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng sẽ tái cơ cấu 8 bộ tư lệnh thuộc Lục quân, Hải quân và Không quân thành 3 bộ tư lệnh, trong đó mỗi lực lượng là một bộ tư lệnh, nhằm nâng cao hiệu quả trong phối hợp tác chiến. Hiện tại, Lục quân có 5 bộ tư lệnh; Hải quân, bao gồm cả Hải quân lục chiến, có 2 bộ tư lệnh, và Không quân có 1 bộ tư lệnh.

Tại Hàn Quốc, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Trưởng Liên quân có quyền điều hành tác chiến đối với tất cả các quân-binh-chủng, nhưng không có quyền điều động binh sĩ. Việc không nắm quyền điều động nhân lực được xem là yếu tố chính cản trở quá trình phối hợp tác chiến của quân đội.

Theo đó, các quan chức quốc phòng Hàn Quốc cho biết vị Chỉ huy Bộ Tư lệnh Lực lượng Liên quân (JFC) sẽ không chỉ có quyền điều hành tác chiến, mà còn có quyền điều động các binh sĩ thuộc 3 quân-binh-chủng (hải - lục - không quân).

Mục đích của Bộ Quốc phòng là nhằm “đối phó triệt để với tất cả các hành động khiêu khích có thể từ Triều Tiên” và “xây dựng quân đội có khả năng sẵn sàng chiến đấu và giành chiến thắng”, một quan chức cấp cao giấu tên của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói.

Được biết, bất kỳ sự thay đổi cơ cấu chỉ huy cấp cao nào đều cần phải thông qua quốc hội. Nếu được thông qua, đây sẽ là lần đầu tiên tái cơ cấu hệ thống chỉ huy cấp cao trong suốt 23 năm qua của Quân đội Hàn Quốc. 

Tuy nhiên, hiện chưa rõ liệu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân có được phép kiêm nhiệm chức vụ Chỉ huy Bộ Tư lệnh Lực lượng Liên quân (JFC) hay là tách biệt hai chức vụ này. Nếu tách biệt, thì vị Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân sẽ giữ vai trò như một cố vấn và hầu hết quyền chỉ huy sẽ được chuyển giao cho Chỉ huy Bộ Tư lệnh Lực lượng Liên quân.
 
Ngoài ra, để tăng cường khả năng bảo vệ các hòn đảo biên giới trước Triều Tiên ở biển Hoàng Hải, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng có kế hoạch thành lập một cơ cấu chỉ huy mới ở đó. Theo đó, chỉ huy cấp sư đoàn sẽ tăng số quân đồn trú trên 5 hòn đảo lên đến 12.000 quân từ con số 5.000 hiện tại. Đồng thời, Bộ Quốc phòng còn có kế hoạch nhanh chóng xây dựng 5 hòn đảo, bao gồm cả đảo Yeonpyeong, thành những pháo đài quân sự theo lệnh của Tổng thống Lee đưa ra hồi đầu tháng 12 này

 

                                                                           Theo Bao LĐ

Các tin khác


Mỹ và Trung Quốc nhất trí thiết lập các kênh liên lạc để tăng cường trao đổi về thương mại

Ngày 25/5, tại thủ đô Washington, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Văn Đào đang thăm Mỹ để thảo luận vấn đề thương mại song phương.

Nhật Bản: Bắt giữ nghi phạm vụ tấn công bằng dao và nổ súng tại tỉnh Nagano

Ngày 26/5, cảnh sát Nhật Bản cho biết đã bắt giữ 1 đối tượng bị cáo buộc liên quan đến vụ tấn công bằng dao và nổ súng khiến tổng cộng 4 người thiệt mạng một ngày trước đó.

Khai mạc Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 25/5, Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28 đã khai mạc tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản với chủ đề "Nâng tầm sức mạnh của châu Á trong giải quyết các thách thức toàn cầu"

Tàu mắc cạn khiến kênh đào Suez ùn tắc

Một con tàu đã bị mắc cạn trên kênh đào Suez ở Ai Cập khiến ít nhất 4 tàu khác bị kẹt lại phía sau.

Italy ‘oằn mình’ trước trận lụt lịch sử tồi tệ nhất trong 100 năm

Hai đợt mưa diễn ra cách nhau 15 ngày đã đổ xuống Emilia Romagna - một trong những vùng giàu có nhất tại Italy - lượng nước mưa bằng mức trung bình của cả năm, nhấn chìm hàng chục thành phố và thị trấn, gây ra hàng trăm vụ lở đất và làm tê liệt hơn 500 con đường.

Truyền thông Nga: Việt Nam mở ra ''''cánh cổng'''' đi vào châu Á

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 24/5, nhân chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch đảng Nước Nga Thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev, báo "Sự thật Komsomol” - tờ báo lớn, có uy tín tại Nga đã đăng tải bài viết đánh giá về tiềm năng và triển vọng trong quan hệ Nga-Việt Nam trong tình hình hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục