Hưởng ứng lời kêu gọi "Hãy nói không với thuốc lá", nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành các đạo luật cấm hút thuốc tại các quán bar, nhà hàng và các nơi công cộng. Vừa qua, tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của LHQ về kiểm soát thuốc lá (FCTC), chính phủ 171 nước tham gia hội nghị này đã nhất trí thông qua các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt hơn ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá trên toàn cầu. Tuy nhiên, điều đó đã gây không ít khó khăn cho ngành công nghiệp này.

 

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 'thuốc lá là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe cộng đồng mà con người hiện nay phải đương đầu'. Mỗi năm có hơn năm triệu người trên thế giới chết vì các bệnh liên quan thuốc lá. Con số này còn có thể tăng lên hơn tám triệu người vào năm 2030 nếu như chúng ta không hành động để kiểm soát bệnh dịch liên quan thuốc lá. Hơn 80% trong số một tỷ người hút thuốc trên thế giới là ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. WHO cho biết, khói thuốc lá chứa khoảng 4.000 hóa chất, trong đó có khoảng 250 chất có hại và hơn 50 chất gây ung thư. Thuốc lá gây hại cho cả người trực tiếp sử dụng và những người chung quanh, những người hít phải khói thuốc lá hay còn gọi là người hút thuốc lá thụ động. Hút thuốc lá thụ động có thể gây ra nhiều căn bệnh nghiêm trọng cho người lớn, kể cả bệnh tim mạch và hô hấp như động mạch vành và ung thư phổi. Ðối với trẻ sơ sinh, hít phải khói thuốc lá có thể đột tử và phụ nữ mang thai hút thuốc thụ động gây đẻ con thiếu cân. Cứ 100 người chết thì có một người chết do hút thuốc thụ động. Hút thuốc lá thụ động cướp đi sinh mạng gần 600 nghìn người/năm trên thế giới, trong đó có khoảng 165 nghìn trẻ em. Ước tính hằng năm có 43.375 trẻ em châu Phi chết do khói thuốc so 9.514 người lớn. Trong khi đó, ở các nước châu Âu thu nhập cao, chỉ có 71 trẻ em chết do khói thuốc so 35.388 người lớn.

Thế giới đã rung chuông cảnh báo về tác hại nguy hiểm của thuốc lá đối với sức khỏe con người. Chính phủ nhiều nước đã triển khai chương trình hành động nhằm hạn chế thấp nhất việc sử dụng chất gây nghiện này như: cấm quảng cáo thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng; yêu cầu các nhà sản xuất in lời cảnh báo về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người trên bao bì sản phẩm; đánh thuế cao đối với ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá, đưa ra các dịch vụ hỗ trợ giúp những người muốn bỏ thuốc; tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và thay đổi tập quán xã hội về hút thuốc lá... Nhiều quốc gia châu Âu và một số nước ở châu Á đã ban hành luật về cấm sử dụng thuốc lá ở một số nơi quy định và đạt những kết quả đáng khích lệ. Mới đây, Chính phủ Ba Lan đã đưa ra đạo luật cấm hút thuốc tại các quán bar, nhà hàng và nơi công cộng. Ðạo luật mới quy định các cơ sở kinh doanh có diện tích hơn 100 m2 phải thiết kế phòng riêng cho người hút thuốc lá, nhưng bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn điều hòa không khí. Người đứng đầu WHO tại nước này P.Mít-ki-uých coi đây là một quyết định đúng đắn của Ba Lan và đề nghị Vác-xa-va hành động nhiều hơn nữa nhằm bảo đảm ngày càng nhiều người Ba Lan bỏ thuốc lá hoặc không bao giờ hút thuốc lá. Theo đó, những người không tuân thủ lệnh cấm ở những quốc gia này có thể phải chịu mức phạt rất nặng, hoặc bị buộc phải đóng cửa nhà hàng, quán bar... Các nước Mỹ la-tinh và vùng Ca-ri-bê đang tích cực đẩy mạnh cuộc chiến chống hút thuốc lá trong toàn khu vực với việc đồng loạt thông qua các luật, sắc lệnh cấm hút thuốc, cấm quảng cáo và luật phải in những thông tin cảnh báo tác hại của thuốc lá trên bao thuốc. Nhiều nước Mỹ la-tinh đã thông qua luật cấm các công ty sản xuất thuốc lá tham gia các cuộc thương lượng hoặc thảo luận về chính sách sản xuất và tiêu thụ thuốc lá hay bảo trợ cho các chương trình văn hóa, lễ hội với các mục tiêu quảng cáo cho những công ty này.

Tuy nhiên, các đạo luật và những biện pháp nhằm cấm hoặc hạn chế hút thuốc lá đã vấp phải không ít phản ứng gay gắt từ phía những nông dân trồng cây thuốc lá và các nhà sản xuất. Nhóm những người trồng cây thuốc lá ở châu Phi cho biết, luật cấm thuốc lá có thể cướp đi kế sinh nhai của khoảng 3,6 triệu nông dân châu Phi. Một số nước nghèo nhất ở khu vực này, vốn phụ thuộc cây thuốc lá, có thể sẽ phải đối mặt một cuộc đại khủng hoảng về kinh tế và xã hội nếu như các văn bản về cấm thuốc lá của WHO được thông qua. Cùng với mối lo của nông dân trồng cây thuốc lá, các nhà sản xuất đối mặt nguy cơ phải đóng cửa nhà máy, và hàng triệu công nhân trên thế giới lâm vào cảnh thất nghiệp. 

Luật cấm hút thuốc lá ở nơi công cộng góp phần giảm đáng kể số  người hút. Tuy nhiên, ý thức của mỗi con người đóng vai trò quan trọng hơn  trong cuộc chiến này. Do vậy, chính phủ các nước cần phải có những chương trình hành động cụ thể trong việc nâng cao ý thức người dân; tạo điều kiện giúp đỡ người dân trồng thuốc lá, các nhà sản xuất và công nhân trong các nhà máy đang phải đối mặt nguy cơ thất nghiệp cao.

 

                                                                                            Theo ND

 

 

Các tin khác


Cuộc chơi lớn tiếp theo của Phố Wall là… rác

Sự thúc đẩy kinh tế "xanh” của Mỹ và chính quyền các tiểu bang đang biến rác thành kho báu.

Mỹ khẳng định tránh một cuộc đối đầu trực tiếp với Nga

Mỹ yêu cầu Ukraine không nên sử dụng vũ khí do Washington cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga, nhằm tránh một cuộc xung đột trực tiếp giữa Moskva và Washington hay với NATO.

Các công ty phương Tây không dễ rời Nga, một số lặng lẽ ở lại

Những công ty phương Tây muốn rút khỏi Nga phải đối mặt với nhiều rào cản, có khi phải nhận được sự chấp thuận của chính Tổng thống Putin.

Lở tuyết ở Pakistan làm 11 người thiệt mạng

Ngày 27/5, Cơ quan quản lý thiên tai của Pakistan cho biết có ít nhất 11 người thiệt mạng và 13 người khác bị thương do tuyết lở khi các thành viên của một bộ lạc du mục đi qua một vùng núi ở phía Bắc nước này.

Người dân Israel tiếp tục biểu tình phản đối cải cách tư pháp

Tối 27/5, người dân Israel đã tiếp tục đổ ra đường phố Tel Aviv trong tuần biểu tình thứ 21 liên tiếp để phản đối kế hoạch cải cách tư pháp của chính phủ, vài ngày sau khi Quốc hội Israel đã thông qua ngân sách nhà nước.

EU và Pfizer/BionTech điều chỉnh hợp đồng cung cấp vaccine COVID-19

Ngày 26/5, Liên minh châu Âu (EU) và các công ty dược phẩm gồm Pfizer (Mỹ) và BionTech (Đức) thông báo đã đạt được thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng cung ứng vaccine phòng bệnh COVID-19, theo đó giảm số lượng vaccine và lùi thời điểm giao hàng đến năm 2026.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục