Đông bắc Australia đang hứng chịu trận lụt tồi tệ nhất 50 năm qua, với một vùng lớn hơn cả Đức và Pháp cộng lại chìm nghỉm giữa biển nước, buộc 200.000 dân phải đi sơ tán

Nước lụt đã dâng lên cao, nhấn chìm cả một vùng rộng lớn gồm 22 thị trấn ở đông bắc Australia vào ngày hôm nay, buộc 200.000 dân phải rời nhà cửa, và khiến một cảng xuất khẩu đường lớn phải đóng cửa.
Nước lụt cũng đã khiến các mỏ than ở bang Queensland và cảng xuất khẩu than lớn nhất của bang này phải ngừng hoạt động.
Trận lụt tồi tệ nhất trong vòng 50 năm qua ở đông bắc Australia là do hiện tượng thời tiết La Nina gây ra. La Nina đã làm lạnh các dòng biển ở đông Thái Bình Dương và gây ra mưa lớn kéo dài trong suốt hai tuần qua.
Trong khi đó, tại các bang miền nam gồm Victoria và Nam Australia, nhiệt độ tăng cao cùng tình trạng khô hạn kéo dài đã gây ra nhiều vụ cháy rừng.
Giới chức trách đã cảnh báo về khả năng xảy ra các đám cháy “thảm khốc”, nếu thời tiết xấu thêm. Người đi nghỉ lễ năm mới cũng được yêu cầu sẵn sàng sơ tán.
Tại Queensland, giới chức trách đã cảnh báo về dịch bệnh do lụt lội gây ra, cùng với nguy cơ bị cá sấu, rắn tấn công trong các ngôi nhà bị ngập nước.
“Hiện 22 thị trấn, thành phố hoặc bị ngập nặng hoặc bị chia cắt, ảnh hưởng đến khoảng 200.000 người. Lụt lội nhấn chìm một vùng rộng lớn hơn cả Đức và Pháp cộng lại”.
Thủ tướng Australia Julia Gillard đã đi thị sát thành phố mía đường Bundaberg, thành phố đã đóng cửa cảng xuất khẩu đường của mình vào ngày hôm nay. Bà cũng tuyên bố hỗ trợ cho Queensland 1 triệu USD, nâng tổng số tiền hỗ trợ lũ lụt lên 6 triệu USD.
Việc đóng cửa cảng Bundaberg đã làm gián đoạn vận chuyển đường từ Australia, nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới.
Khắp Queensland, cảnh tượng phổ biến là biển nước mênh mông, lốm đốm những mái nhà gần như bị ngập ủm. Ở những khoảnh đất cao khô, gia súc, động vật chen chân. Đâu đó xuất hiện những chiếc thuyền nhỏ chở người và đồ cứu trợ.
Theo DanTri
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Liên hợp quốc (LHQ) ngày 30/9 cho biết Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo đang chứng kiến số lượng trẻ em bị giết, bị thương tật, bị bắt cóc hoặc bị tấn công tình dục ở mức cao kỷ lục trong năm 2023 và là năm thứ ba liên tiếp.
NATO từng lo ngại về điểm yếu lớn nhất của mình với Nga về cái gọi là "Khoảng trống Suwalki". Nhưng nguy cơ này bây giờ giảm đi đáng kể do cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Ngày 29/9, Lực lượng an ninh Somalia đã bắt giữ một thủ lĩnh cấp cao của lực lượng Al-Shabaab, kẻ chịu trách nhiệm mua sắm vũ khí và thiết bị nổ cho nhiều vụ tấn công khủng bố trên khắp Somalia.
Căng thẳng Đức - Italy đang cản trở thỏa thuận của EU về các quy tắc mới để giải quyết khủng hoảng di cư ở châu Âu.
Hãng thông tấn Armenpress của Armenia ngày 29/9 dẫn lời giới chức tại khu vực Nagorny-Karabakh cho biết số người thiệt mạng trong vụ nổ và cháy kho nhiên liệu ở khu vực này đã tăng lên 170 người.
Quả tên lửa rơi xuống ngôi làng của Ba Lan, từng làm dấy lên lo ngại về nguy cơ leo thang xung đột ở Ukraine, đã được Bộ trưởng Tư pháp Ba Lan xác nhận là thuộc về Kiev.