Dưa chuột chứa vi khuẩn E.coli làm lây lan dịch bệnh tại nhiều nước châu Âu.

Dưa chuột chứa vi khuẩn E.coli làm lây lan dịch bệnh tại nhiều nước châu Âu.

Escherichia coli, loại vi khuẩn được đặt theo tên bác sĩ nhi khoa người Đức Theodor Escherich - người đã có công phát hiện loại "sát thủ" đường ruột này từ năm 1885. Và rồi loài vi khuẩn này lại là nguyên nhân gây "mưa to gió lớn" ở ngay quê hương người đã phát hiện ra nó.

 

Hơn 1.000 người Đức bị nhiễm khuẩn do ăn phải dưa chuột mang E.coli, 400 người đổ bệnh nặng, 16 nạn nhân tử vong. Hàng chục ca nhiễm mới đang lan khắp châu Âu, từ Thụy Điển, Đan Mạch, Anh, Hà Lan đến Áo, Hungary, Czech và Luxembourg... Sự lây lan của vi khuẩn cổ điển thường trú ngụ ở những nơi kém vệ sinh tại châu lục luôn tự hào với hệ thống an toàn thực phẩm khắt khe nhất được ví là "chuyện thật như đùa". Thế nhưng, hung thần E.coli đang trở thành nỗi lo sợ cho người dân khắp Lục địa Già. Mức độ nguy hiểm của E.coli không chỉ ở khả năng tồn tại lâu dài và cơ chế truyền nhiễm dễ dàng mà nằm ở những hệ lụy mà nó gây ra. Khi vào được cơ thể, vi khuẩn sẽ khiến người bệnh suy sụp vì nhiễm trùng đường ruột, hôn mê, đột quỵ, suy thận cấp hay tai biến mạch máu... dẫn đến tử vong. Với tốc độ truyền nhiễm và bản đồ rộng lớn của cơn dịch, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu tại Thụy Điển cho rằng đây là một trong những đợt dịch lớn nhất toàn cầu và cũng có nhiều dấu hiệu khác thường nhất từ trước đến nay của Hội chứng tăng urê huyết làm máu khó đông (HUS) do E.coli gây ra.

Mặc dù vậy, trước khi tìm được câu trả lời, điều quan trọng nhất với nhà chức trách là phải ngăn chặn sự lan truyền nhanh chóng ngoài dự liệu của E.coli. Hai khu nhà kính trồng rau quả thuộc hai trang trại ở tỉnh Almeria và Malaga, miền Nam Tây Ban Nha, bị nghi đã "xuất khẩu" vi khuẩn chết người sang Đức đã phải ngừng hoạt động. Một chiến dịch thu hồi khẩn cấp dưa chuột, cà chua nhập khẩu từ xứ sở Bò tót tại hệ thống các cửa hàng phân phối ở Đức, Áo, Czech... đang được tiến hành nhằm ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, cả cơ quan y tế và người tiêu dùng vẫn trong trạng thái hoang mang khi một lượng không nhỏ rau quả này đã được tiêu thụ trước khi lệnh thu hồi có hiệu lực. Tai bay vạ gió, rau có xuất xứ từ Đức cũng đang bị vạ lây trong đợt dịch được đánh giá là nghiêm trọng bậc nhất châu Âu thời hiện đại này. Với số người nhiễm nhiều nhất và quy mô rộng đến 8 bang, trong đó nghiêm trọng nhất là thành phố cảng giàu có Hamburg, nước Đức như đang ở tâm dịch. Hiện chưa có quốc gia nào ban hành lệnh cấm nhập rau từ Đức, song Chính phủ Nga đã khuyến cáo người dân không nên ăn rau có nguồn gốc từ đất nước có chất lượng hàng hóa được ngưỡng mộ hàng đầu thế giới.

Song, đây chỉ là những giải pháp tình thế. Cơn dịch nguy cấp không thể bị chặn đứng nếu như các chuyên gia chưa xác định được nguyên nhân khiến rau quả trồng ở hai nhà kính với quy trình vệ sinh đã chuẩn hóa lại mang theo vi khuẩn chết người. Đã có nhiều ý kiến khác nhau về sự tồn tại và di chuyển nhanh của dịch bệnh những tưởng chỉ phát triển ở những quốc gia lạc hậu với nền tảng kinh tế và xã hội yếu kém. Có người đã liên kết đợt dịch với phân bón tự nhiên thường xuyên được sử dụng trong canh tác sinh học. Một số ý kiến khác cho rằng khả năng mất vệ sinh khi thu hoạch và đóng gói sản phẩm là thủ phạm số 1. Có lẽ, lời giải sẽ chỉ rõ ràng khi kết quả phân tích mẫu đất và nước ở hai nguồn phát tán tại Tây Ban Nha được công bố.

Giới lãnh đạo châu Âu và người dân Lục địa Già đang từng ngày mong đợi câu trả lời của các nhà khoa học. Chỉ có vậy mới vực dậy niềm tin của người tiêu dùng và tiếp tục khẳng định "thương hiệu" châu Âu trên khắp thế giới. Từ khi bùng phát dịch bệnh, người trồng rau Đức thiệt hại khoảng 2 triệu euro (tương đương 2,8 triệu USD) mỗi ngày và cơn dịch cũng đã kịp cướp đi của Tây Ban Nha từ 6 đến 7 triệu euro/ngày. Rõ ràng, cuộc khủng hoảng E.coli phải được kết thúc sớm để không gây thêm tổn thất cho nền kinh tế của lục địa vốn đang liêu xiêu trong cơn bão nợ công.

                                                                            Theo HaNoiMoi

Các tin khác


EU và Pfizer/BionTech điều chỉnh hợp đồng cung cấp vaccine COVID-19

Ngày 26/5, Liên minh châu Âu (EU) và các công ty dược phẩm gồm Pfizer (Mỹ) và BionTech (Đức) thông báo đã đạt được thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng cung ứng vaccine phòng bệnh COVID-19, theo đó giảm số lượng vaccine và lùi thời điểm giao hàng đến năm 2026.

Mỹ và Trung Quốc nhất trí thiết lập các kênh liên lạc để tăng cường trao đổi về thương mại

Ngày 25/5, tại thủ đô Washington, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Văn Đào đang thăm Mỹ để thảo luận vấn đề thương mại song phương.

Nhật Bản: Bắt giữ nghi phạm vụ tấn công bằng dao và nổ súng tại tỉnh Nagano

Ngày 26/5, cảnh sát Nhật Bản cho biết đã bắt giữ 1 đối tượng bị cáo buộc liên quan đến vụ tấn công bằng dao và nổ súng khiến tổng cộng 4 người thiệt mạng một ngày trước đó.

Khai mạc Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 25/5, Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28 đã khai mạc tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản với chủ đề "Nâng tầm sức mạnh của châu Á trong giải quyết các thách thức toàn cầu"

Tàu mắc cạn khiến kênh đào Suez ùn tắc

Một con tàu đã bị mắc cạn trên kênh đào Suez ở Ai Cập khiến ít nhất 4 tàu khác bị kẹt lại phía sau.

Italy ‘oằn mình’ trước trận lụt lịch sử tồi tệ nhất trong 100 năm

Hai đợt mưa diễn ra cách nhau 15 ngày đã đổ xuống Emilia Romagna - một trong những vùng giàu có nhất tại Italy - lượng nước mưa bằng mức trung bình của cả năm, nhấn chìm hàng chục thành phố và thị trấn, gây ra hàng trăm vụ lở đất và làm tê liệt hơn 500 con đường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục