Ngày 2/6, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III tuyên bố Manila sẽ nộp đơn phản đối lên Liên hợp quốc (LHQ) về một loạt vụ xâm nhập của Trung Quốc vào lãnh hải quốc gia Đông Nam Á này.

Tàu hải giám Trung Quốc mang số hiệu 84 vi phạm vùng biển của Việt Nam. (Nguồn: TTXVN)
Hãng tin Kyodo dẫn lời ông Aquino cho rằng từ hôm 25/2, Trung Quốc đã xâm nhập lãnh hải Philippines trên Biển Đông ít nhất 6 hoặc 7 lần, trong đó có việc đặt các trụ thép và phao gần bãi ngầm Amy Douglas hồi tháng trước.
Tổng thống Aquino nói: "Chúng tôi đang hoàn thiện tất cả dữ liệu cần thiết, sau đó sẽ gửi chúng cho họ (Trung Quốc) và tiếp đó đệ trình lên cơ quan thích hợp là LHQ."
Ông Aquino cũng sẽ đề cập tới các vụ xâm nhập trên trong chuyến công du Trung Quốc dự kiến vào cuối năm nay. Theo ông Aquino, khuôn khổ của Philippines về lãnh thổ là Công ước LHQ về Luật biển, trong khi việc Trung Quốc đang tuân theo cái gọi là đường chín đoạn là không tuân thủ Công ước này.
Hôm 31/5 vừa qua, Bộ Quốc phòng Philippines đã triệu Đại biện lâm thời của Đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Manila tới để yêu cầu giải thích về sự hiện diện của một tàu Hải giám và hai tàu gắn tên lửa Trung Quốc gần bãi ngầm Amy Douglas từ 21-24/5.
Theo TTXVN
Ngày 26/5, Liên minh châu Âu (EU) và các công ty dược phẩm gồm Pfizer (Mỹ) và BionTech (Đức) thông báo đã đạt được thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng cung ứng vaccine phòng bệnh COVID-19, theo đó giảm số lượng vaccine và lùi thời điểm giao hàng đến năm 2026.
Ngày 25/5, tại thủ đô Washington, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Văn Đào đang thăm Mỹ để thảo luận vấn đề thương mại song phương.
Ngày 26/5, cảnh sát Nhật Bản cho biết đã bắt giữ 1 đối tượng bị cáo buộc liên quan đến vụ tấn công bằng dao và nổ súng khiến tổng cộng 4 người thiệt mạng một ngày trước đó.
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 25/5, Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28 đã khai mạc tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản với chủ đề "Nâng tầm sức mạnh của châu Á trong giải quyết các thách thức toàn cầu"
Một con tàu đã bị mắc cạn trên kênh đào Suez ở Ai Cập khiến ít nhất 4 tàu khác bị kẹt lại phía sau.
Hai đợt mưa diễn ra cách nhau 15 ngày đã đổ xuống Emilia Romagna - một trong những vùng giàu có nhất tại Italy - lượng nước mưa bằng mức trung bình của cả năm, nhấn chìm hàng chục thành phố và thị trấn, gây ra hàng trăm vụ lở đất và làm tê liệt hơn 500 con đường.