Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Mun vừa chính thức đắc cử nhiệm kỳ hai trong cuộc bỏ phiếu của Ðại hội đồng LHQ tại Niu Oóc (Mỹ). Với cam kết dẫn dắt tổ chức lớn nhất hành tinh này trở thành "người xây cầu nối" giữa các quốc gia thành viên và với các đối tác toàn cầu, ông Ban Ki Mun được cộng đồng quốc tế ủng hộ để tiếp tục các nỗ lực còn dang dở, vì hòa bình và phát triển trên toàn thế giới.

 

Cuộc bỏ phiếu của Ðại hội đồng LHQ gồm 192 thành viên được tiến hành hôm 21-6, sau khi 15 thành viên Hội đồng Bảo an LHQ (HÐBA) nhất trí đề cử ông Ban Ki Mun tái ứng cử nhiệm kỳ 2012 - 2016. Ðại hội đồng LHQ đánh giá cao khả năng lãnh đạo của ông Ban Ki Mun, cho rằng trong bối cảnh quốc tế phức tạp và nhiều khó khăn, Tổng Thư ký LHQ đã giúp củng cố vai trò và tính minh bạch của tổ chức lớn nhất toàn cầu này, thông qua các biện pháp cải cách và sáng kiến mới mẻ, bền bỉ thúc đẩy tôn trọng quyền con người, pháp quyền và các giá trị trong khuôn khổ Hiến chương LHQ... Phát biểu ý kiến sau khi được bầu lại vào cương vị lãnh đạo LHQ, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Mun nhấn mạnh, LHQ đang ở tuyến đầu trên nhiều mặt trận chống xung đột, các nhà lãnh đạo thế giới cần phải phối hợp hành động hơn nữa để bảo vệ người dân, góp phần xây dựng hòa bình.

Ông Ban Ki Mun nhậm chức Tổng Thư ký LHQ nhiệm kỳ đầu ngày 1-1-2007. Nhiệm kỳ hai của ông bắt đầu từ ngày 1-1-2012 tới và kéo dài đến hết năm 2016. Những nỗ lực của ông Ban Ki Mun thực hiện cam kết xây dựng 'LHQ vững mạnh vì một thế giới tốt đẹp hơn' được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Ông được đánh giá cao vì ủng hộ nhiệt thành cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu, vì ưu tiên vấn đề giải giáp vũ khí hạt nhân và nỗ lực vì sự tiến bộ của phụ nữ. Ông cũng thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động nhân đạo của LHQ, tham gia cứu trợ các thảm họa thiên nhiên, như động đất ở Ha-i-ti, lũ lụt ở Pa-ki-xtan, bão lũ ở Mi-an-ma và thảm họa kép động đất, sóng thần ở Nhật Bản. LHQ tham gia giải quyết các cuộc xung đột ở Xu-đăng, I-rắc, Áp-ga-ni-xtan, Cốt Ði-voa hay một số điểm nóng ở Trung Ðông, Bắc Phi...

Tuy nhiên, LHQ cũng bị chỉ trích chưa hoàn thành một số mục tiêu. Ðó là, các nỗ lực giải giáp hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên tiếp tục bế tắc; cuộc chiến chống khủng bố quốc tế chưa thể kết thúc; việc thúc đẩy các Mục tiêu Thiên niên kỷ thiếu đồng đều khiến nguy cơ nhiều quốc gia không hoàn thành các mục tiêu xóa đói nghèo đúng thời hạn năm 2015. Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu vẫn chưa đạt đồng thuận, trong khi nguy cơ các điểm nóng xung đột chưa được loại bỏ. Thậm chí, LHQ còn bị chỉ trích đã để NATO lạm quyền tại Li-bi và một số khu vực có xung đột.

Châu Á có lý do để ủng hộ ông Ban Ki Mun tiếp tục dẫn dắt LHQ. Khẩu hiệu ông Ban Ki Mun đưa ra là 'LHQ thống nhất trong sự thay đổi' phù hợp bối cảnh quốc tế hiện nay, khi đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ trung tâm quyền lực kinh tế hướng về châu Á. Là động lực phục hồi và phát triển sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, châu Á đang vươn lên mạnh mẽ và muốn những định hướng phát triển của các nước đang phát triển phải nằm trong chiến lược của LHQ. Nhóm 53 quốc gia châu Á trong LHQ hoàn toàn ủng hộ ông Ban Ki Mun. Mỹ cũng ủng hộ ông Ban Ki Mun tái nhiệm, bởi Oa-sinh-tơn muốn một người châu Á đứng đầu LHQ, phù hợp chính sách toàn cầu của Mỹ đang hướng đến châu Á. Trong nhiệm kỳ vừa qua, ông Ban Ki Mun cũng có tiếng nói nhất định giúp Mỹ gia tăng hợp tác với châu Á.

Ðặt ưu tiên cao nhất vào vấn đề khí hậu, ông Ban Ki Mun được mệnh danh là 'Tổng tư lệnh' của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Dù qua nhiều hội nghị quốc tế, các quốc gia chưa đi đến một thỏa thuận mới, thay thế Nghị định thư Ki-ô-tô về vấn đề giảm khí thải nhà kính, nhưng ít nhất những nỗ lực của LHQ đã giúp nâng cao nhận thức của thế giới về vấn đề khí hậu, cũng như khích lệ các hành động mạnh mẽ bảo vệ môi trường toàn cầu. Thành tựu nổi bật này là lý do giúp ông Ban Ki Mun được ủng hộ tái nhiệm để tiếp tục các nỗ lực còn dang dở.

 

                                                                                             Theo ND

Các tin khác


EU thông qua ''hiến chương điện mặt trời''

Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, trong khuôn khổ hội nghị không chính thức các Bộ trưởng Năng lượng Liên minh châu Âu (EU) diễn ra hôm 15-16/4 ở Brussels, đại diện 23 quốc gia thành viên EU, Ủy ban châu Âu (EC) và các doanh nghiệp ngành công nghiệp điện mặt trời châu Âu đã ký một bản hiến chương nhằm bảo vệ và khuyến khích loại hình năng lượng tái tạo này.

Nga: Nước lũ dâng nhanh, trên 125.000 người phải sơ tán

Ngày 16/4, giới chức Nga cho biết mực nước trên các con sông ở khu vực giao giữa dãy núi Ural và Tây Nam Siberia của nước này tiếp tục dâng nhanh, khiến hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, người dân rơi vào cảnh mất điện và phải sơ tán khẩn cấp.

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục