Philippines ngày 19/7 tuyên bố có kế hoạch tìm kiếm sự phân xử của Liên hợp quốc (LHQ) về những tranh cãi chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc trên Biển Đông, trong bối cảnh căng thẳng tiếp tục leo thang tại vùng biển giàu tài nguyên này.

 

Ngoại trưởng Philippines Alberto del Rosario, người đang dự Hội nghị ngoại trưởng ASEAN tại Bali (Indonesia), được hãng tin AFP dẫn lời khẳng định Manila muốn LHQ phân định khu vực nào trên Biển Đông là khu vực biển tranh chấp và khu vực nào không phải tranh chấp.
 
Ông nhấn mạnh Philippines buộc phải lựa chọn cách phân xử dựa vào Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) vì điều này không cần đến sự chấp thuận của phía bên kia.
 
Ngày 15/7, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III tuyên bố trong chuyến thăm Bắc Kinh sắp tới, ông sẽ hối thúc Trung Quốc xem xét lại đề nghị của Philippines về việc đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa giàu tiềm năng dầu mỏ trên Biển Đông ra tòa án của Liên hợp quốc.

[
Hội nghị AMM 44 nhất trí nhiều vấn đề quan trọng]
 
Tại hội nghị AMM 44 ở Bali, các ngoại trưởng ASEAN khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy một môi trường hòa bình, thân thiện và hài hòa trên Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định, tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng trong khu vực; nhấn mạnh DOC là cam kết tập thể quan trọng giữa các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc để đảm bảo giải quyết hòa bình các tranh chấp trong khu vực, phù hợp với UNCLOS; kêu gọi tất cả các bên tôn trọng tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông theo quy định của các nguyên tắc được luật pháp quốc tế thừa nhận.
 
Các Bộ trưởng đã thảo luận về việc hoàn thiện các hướng dẫn thực thi DOC để hai bên có thể bước sang giai đoạn mới, đó là xác định các nội dung cơ bản của Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC)./.

                                                                                 Theo Vietnam+
 

Các tin khác


Gần 70.000 người phải sơ tán do lũ lụt tại Brazil

Ngày 5/5, Cơ quan Phòng vệ Dân sự Brazil cho biết lũ lụt, lở bùn và mưa bão đã buộc gần 70.000 người phải sơ tán và khiến ít nhất 356.000 người chịu cảnh mất điện tại miền Nam nước này.

Chặng đường nhiều thành tựu của EU

Nhiều hoạt động được tiến hành nhằm kỷ niệm 20 năm ngày Liên minh châu Âu (EU) kết nạp thêm 10 nước thành viên, sự kiện đánh dấu đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử của khối. Nhìn lại chặng đường đã qua, sự mở rộng nhanh chóng của EU tạo ra nhiều thành tựu, song cũng kéo theo không ít thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình địa chính trị, kinh tế... hiện thay đổi nhiều so với 20 năm trước với hàng loạt nguy cơ rình rập.

WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót

Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.

CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục