Mỹ đang đau đầu với những vấn đề do mất cân đối chi tiêu, trong khi Trung Quốc nổi lên nhờ tăng trưởng kinh tế liên tục. Washington vẫn khẳng định “trở lại châu Á”, trong khi với Bắc Kinh, hiện là cơ hội để buộc Mỹ giảm sự hiện diện ở khu vực.

 

Phó tổng thống Mỹ Joe Biden gặp Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào ngày 19/8 nhân chuyến thăm Trung Quốc.

Mỹ: Chiến lược và thách thức

Cuối tuần qua, trả lời phỏng vấn của nhật báo Australia The Australian, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell tuyên bố là Mỹ phải chuyển trọng tâm ngoại giao từ Trung Đông về châu Á, thiết lập quan hệ lâu dài.

Giới chuyên gia Á châu xem đây là quan điểm đa số trong chính phủ Mỹ phù hợp với sự mong chờ của Á châu đang bị sức mạnh quân sự và kinh tế của Trung Quốc lấn áp.

Trong chiều hướng này, Mỹ tăng cường đối thoại với Trung Quốc và phục hồi hợp tác với Đông Nam Á cũng như các cường quốc khu vực như Nhật Bản và Australia.

Một dấu hiệu thể hiện ngày càng rõ việc thắt chặt các khâu trong chiến lược “trở lại châu Á” là Mỹ cũng đang tích cực thông qua “Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương” (TPP) để tăng cường tham dự và ảnh hưởng đối với phát triển kinh tế-thương mại châu Á-Thái Bình Dương.

TPP vốn do 4 nước là Singapore, New Zealand, Chile và Brunei khởi dựng và bắt đầu có hiệu lực từ năm 2006 nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực. Năm 2009, Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố Mỹ quyết định tham gia TPP, đồng thời cổ vũ các nước như Malaysia và Việt Nam cùng tham gia. Mở rộng sân chơi chiến lược này giúp Mỹ can dự hơn nữa vào châu Á và tăng cường ưu thế thương mại của mình đối với khu vực.

Nhưng Mỹ - nước có ngân sách quốc phòng lớn hơn nhiều so với Trung Quốc và hiện chiếm khoảng 43% tổng chi tiêu quân sự toàn cầu, lại đang phải đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan khi phải đưa ra chương trình cắt giảm lớn về chi tiêu, không chỉ ở thời điểm hiện tại mà thậm chí cả trong tương lai.

Nợ công chồng chất đã buộc Mỹ phải cắt giảm ngân sách nhà nước, trong đó có phần liên quan đến quốc phòng, có thể lên đến cả trăm tỷ USD mỗi năm.

Sự kiện này đã làm dấy lên mối lo ngại là vai trò của Mỹ trên thế giới, nhất là tại châu Á, có thể bị tác động. Thậm chí, nhiều ý kiến cho rằng uy tín của Mỹ ở châu Á đang bị đe dọa nghiêm trọng do sự mất cân đối chi tiêu.

Nhưng cũng có những ý kiến khẳng định do tính vượt trội của quân đội Mỹ, việc giảm ngân sách quốc phòng sẽ không gây ra nhiều ảnh hưởng.

Hiện nay, chi phí quân sự hàng năm của nước Mỹ lên đến 700 tỷ USD, nhiều hơn bất kỳ quốc gia khác trên thế giới. Theo một số ước tính, ngân sách quốc phòng của Mỹ tương đương với hơn 40% chi phí quân sự của toàn thế giới cộng lại.

Ngay cả khi tính tỷ lệ ngân sách quốc phòng so với Tổng sản phẩm quốc nội GDP, Mỹ vẫn là nước giữ kỷ lục về mức chi cho quân sự. Kể cả Trung Quốc, nước đứng thứ hai thế giới về chi phí quốc phòng, cũng chỉ có ngân sách quân sự trung bình khoảng 80 tỷ USD, chẳng thấm vào đâu so với Mỹ. Hai cường quốc quân sự khác là Anh và Pháp cũng chỉ chi tiêu khoảng 65 tỷ USD một năm.

Trung Quốc: Thế lợi và thế bất lợi

Hiện Trung Quốc và Nhật Bản là những chủ nợ lớn nhất của Chính phủ Mỹ. Chỉ riêng Trung Quốc đã nắm giữ gần 1.160 tỷ USD các trái phiếu kho bạc Mỹ, chiếm 26% trong tổng số nợ nước ngoài của Mỹ.

Sức mạnh kinh tế đang gia tăng của Trung Quốc cho phép nước này chi tiền cho chương trình hiện đại hóa quân đội, phô trương sức mạnh ở khu vực.

Giới phân tích phương Tây nhận định, điều này, cùng với niềm tin rằng sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á đang suy yếu dần, đã khiến Trung Quốc trở nên quyết đoán hơn trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ với một số quốc gia Đông Nam Á ở Biển Đông, với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông và với Ấn Độ ở khu vực biên giới chung.

Khi Đô đốc Mike Mullen, quan chức quân sự hàng đầu của Mỹ, thăm Trung Quốc gần đây, Tướng Trần Bính Đức của Trung Quốc đã nói rằng “sự tin tưởng lẫn nhau” sẽ chỉ có được nếu Mỹ tôn trọng các lợi ích của Trung Quốc ở Đài Loan, Biển Đông và các vùng biển và không gian gần Trung Quốc khác.

Bắc Kinh đã cảnh báo rằng các chuyến bay trinh sát của Mỹ gần đây ở bờ biển của Trung Quốc mà Mỹ khẳng định là phù hợp với luật pháp quốc tế và sẽ tiếp tục thực hiện là một trở ngại chính cho mối quan hệ quân sự Trung-Mỹ.

Hiện Trung Quốc chiếm 26% trong tổng số nợ nước ngoài của Mỹ và sẽ là nước châu Á thiệt hại nặng nề nhất nếu Mỹ bị vỡ nợ. Nhưng mặc dù Trung Quốc quan ngại cuộc tranh luận về nợ công ở Mỹ kéo dài sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế của thế giới, song nước này cũng tìm thấy cơ hội để gia tăng áp lực nhằm buộc Mỹ giảm sự hiện diện quân sự ở châu Á.

Nhưng trong khi phô trương sức mạnh ở châu Á, cùng lúc gia tăng áp lực nhằm buộc Mỹ giảm sự hiện diện quân sự ở châu Á, Bắc Kinh lại đang đánh mất uy tín tại khu vực này.

“Từ Nhật Bản đến Singapore, từ Philippines đến Việt Nam, đều xem Trung Quốc có mưu đồ xâm lược”, báo mạng AsiaTimes dẫn lời giáo sư Jian Junbo, một chuyên gia Trung Quốc thuộc Đại học Thượng Hải nhận định.

Ngày 10/8, Chánh Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản, ông Yukio Edano tuyên bố là nếu quốc gia nào xâm lăng đảo Senkaku/Điếu Ngư, thì “Tokyo sẽ nhân danh quyền tự vệ, đánh đuổi kẻ thù bằng bất cứ giá nào”.

Ngay cả Singapore, không có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc và được xem là một nước thân thiện với Bắc Kinh, cũng chỉ trích chính sách bá quyền của phương Bắc. Hồi đầu năm nay, ông Lý Quang Diệu, nhà sáng lập nước Singapore, đã tuyên bố ông “thích ảnh hưởng bá quyền của Mỹ hơn là của Trung Quốc vì Mỹ có thiện chí bất vụ lợi hơn”.

Bất lợi này trong cuộc tranh giành ảnh hưởng với Mỹ trong khu vực có lẽ Trung Quốc không phải là không hiểu.

 

                                                                          Theo Dantri

Các tin khác


G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Nổ súng vào đám đông dự tiệc ở Mỹ, ít nhất 2 người thiệt mạng

Ít nhất 2 người đã thiệt mạng và 6 người khác bị thương trong vụ nổ súng tại một bữa tiệc đường phố ở thành phố Memphis, bang Tennessee của Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục