Hôm qua, hàng chục nghìn người tụ tập ở trung tâm thủ đô Tokyo, kêu gọi chấm dứt sử dụng năng lượng hạt nhân sau thảm họa tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima.

Hàng chục nghìn người biểu tình ở Tokyo hôm 19-9
Hàng chục nghìn người biểu tình ở Tokyo hôm 19-9. Ảnh: Koji Sasahara

Vụ xuống đường phản đối có quy mô lớn nhất kể từ khi nhà máy Fukushima rò rỉ phóng xạ sau trận động đất, sóng thần hồi tháng 3. Các nhà tổ chức nói rằng, 60.000 người tham gia biểu tình. Theo cảnh sát Tokyo, con số này vào khoảng 20.000.

Chính phủ Nhật Bản tuyên bố đang tìm cách giảm phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân, nhưng những người biểu tình cho rằng thế vẫn chưa đủ. “Chúng tôi muốn chính phủ nói rõ khi nào họ ngừng sử dụng điện hạt nhân để tất cả chúng tôi có thể yên tâm và tích cực làm việc, sử dụng năng lượng tái tạo”, Yasunari Fujimoto, người lãnh đạo vụ xuống đường phản đối, nói.

Tân Bộ trưởng Công nghiệp của Nhật Bản nói rằng, sự phản đối của dân chúng khiến việc tái kích hoạt lò phản ứng thứ hai của nhà máy Fukushima gặp khó khăn, dù lò này bị hỏng nhẹ hơn nhiều so với lò chính. Mùa hè năm nay, Nhật Bản thiếu điện trầm trọng vì hơn 30 trong tổng số 54 lò phản ứng hạt nhân phải tạm dừng hoạt động để kiểm tra.

Để các lò phản ứng của nhà máy Fukushima hoạt động trở lại cần có sự đồng ý của chính quyền địa phương. Sau khi nhà máy rò rỉ phóng xạ, sự cố hạt nhân tồi tệ nhất kể từ vụ Chernobyl, khoảng 100.000 người ở tỉnh Fukushima buộc phải đi sơ tán. Hàm lượng phóng xạ cao được phát hiện ở trong nước, cá, rau, quả… ở nhiều khu vực.

Tháng này, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế nói rằng, các lò phản ứng của nhà máy Fukushima “về cơ bản là ổn định”; chúng sẽ được kiểm soát vào đầu năm tới theo kế hoạch.

Trước sự cố Fukushima, 30% sản lượng điện ở Nhật Bản đến từ các nhà máy điện hạt nhân. Theo các chuyên gia năng lượng, vì nghèo tài nguyên nên Nhật Bản sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc để phát triển những nguồn năng lượng thay thế.

Theo kết quả khảo sát 1.000 người lớn do công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu GkF và hãng tin Mỹ AP thực hiện từ tháng 7 đến tháng 8, 55% người Nhật Bản muốn giảm số lò phản ứng ở nước này, 35% muốn giữ nguyên, 4% muốn tăng và 3% muốn loại bỏ hoàn toàn.

 

                                                           Theo TienPhong

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục