Quân đội hai bên sẽ được rút khỏi vùng biên giới tranh chấp.

Quân đội hai bên sẽ được rút khỏi vùng biên giới tranh chấp.

Campuchia và Thái Lan hôm qua, 21/12, tuyên bố hai bên đã đồng ý cho rút quân “nhanh chóng và toàn diện” ra khỏi vùng biên giới tranh chấp từng là xảy ra va chạm gây đổ máu giữa hai nước.

 

Các Bộ trưởng Quốc Phòng và tư lệnh quân đội hai nước đã đồng ý với nhau về việc rút quân khỏi khu vực cạnh ngôi đền cổ tranh chấp Preah Vihear. Hai lần xung đột trong năm 2011 đã làm 28 người của hai bên thiệt mạng.

Trong tuyên bố chung đưa ra hôm qua, hai bên cho hay “việc triệt thoái quân đội hai bên sẽ được một nhóm chuyên viên của Indonesia giám sát”.

Kể từ khi nữ Thủ Tướng Yingluck Shiwanatra lên nắm quyền ở Thái Lan trong tháng 8, tình hình căng thẳng quanh khu vực này đã lắng dịu. Người anh của bà, là cựu Thủ Tướng Thaksin, từng là cố vấn kinh tế và là cố vấn của Thủ tướng Campuchia Hun Sen.

Trong tháng 7 năm nay tòa án quốc tế Lahay đã yêu cầu cả hai quốc gia phải rút quân đội của mình ra khỏi vùng tranh chấp, nhưng cả hai đều không có động tỉnh nào sau lời kêu gọi này.

Thái Lan tranh chấp quyền sở hữu của vùng đất xung quanh ngôi đền được xây dựng trong thế kỷ XI, mặc dù vào năm 1962 theo quyết định của Tòa án quốc tế khu vực đã được giao cho Campuchia.

Chính phủ Thái Lan không tranh cãi chủ quyền của Campuchia về ngôi đền cổ Preah Vihear, nhưng cả hai phía đều cho là vùng đất rộng 4,6 km2 có ngôi đền này là thuộc lãnh thổ của họ.

Hồi trung tuần tháng 9, Thái Lan và Campuchia đã thỏa thuận về bố trí lại quân đội ở khu vực biên giới tranh chấp. Một cuộc đàm phán tại Phnom Penh giữa Thủ tướng Thái Lan Yingluk Shinawatra và đối tác Campuchia Hun Sen đã kết thúc bằng quyết định này.

Như Thủ tướng Hun Sen cho biết sau cuộc hội đàm, giờ đây xuất hiện khả năng giải quyết hòa bình tất cả các bất đồng, bao gồm cả tranh chấp biên giới tại vùng đền Preah Vihear.

Các bên cũng thảo luận về triển vọng bình thường hóa quan hệ và hợp tác hơn nữa.

Bà Yingluck được bầu làm Thủ tướng Thái Lan vào đầu tháng 8 năm nay. Bà cũng đã đến thăm Phnom Penh trong chuyến công du các nước ASEAN sau khi đắc cử.

 

                                                             Theo DanTri

Các tin khác


EU thông qua ''hiến chương điện mặt trời''

Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, trong khuôn khổ hội nghị không chính thức các Bộ trưởng Năng lượng Liên minh châu Âu (EU) diễn ra hôm 15-16/4 ở Brussels, đại diện 23 quốc gia thành viên EU, Ủy ban châu Âu (EC) và các doanh nghiệp ngành công nghiệp điện mặt trời châu Âu đã ký một bản hiến chương nhằm bảo vệ và khuyến khích loại hình năng lượng tái tạo này.

Nga: Nước lũ dâng nhanh, trên 125.000 người phải sơ tán

Ngày 16/4, giới chức Nga cho biết mực nước trên các con sông ở khu vực giao giữa dãy núi Ural và Tây Nam Siberia của nước này tiếp tục dâng nhanh, khiến hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, người dân rơi vào cảnh mất điện và phải sơ tán khẩn cấp.

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục