Đến cuối tháng 3-2012, Nhật Bản sẽ hoàn tất việc đặt tên 39 hòn đảo xa xôi và không người ở trên biển Hoa Đông nhằm thành lập khu đặc quyền kinh tế (EEZ). Trung Quốc và Đài Loan lập tức phản ứng.

Tàu tuần tra có máy bay của Trung Quốc sẽ đến biển Hoa Đông trong những ngày tới - Ảnh: ifeng.com

Nhật báo Mainichi dẫn lời chánh văn phòng nội các Nhật Osamu Fujimura ngày 16-1 tuyên bố: “Ưu tiên của Chính phủ Nhật đầu năm 2012 là đặt tên các hòn đảo để định hình khu vực EEZ của Nhật”. Số đảo này nằm gần quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư). Trong đó có bảy đảo nhỏ thuộc quần đảo này.

Tháng 5-2011, Tokyo cũng đã đặt tên cho 10 trong 49 hòn đảo chưa có tên trên biển Hoa Đông. Văn phòng nội các Nhật đang phối hợp với các cơ quan chức năng trực thuộc và chính quyền các địa phương để quyết định tên đầy đủ cho 39 đảo còn lại.

Quần đảo Senkaku nằm cách đảo Ishigakijima, tỉnh Okinawa của Nhật Bản 150km về phía đông bắc và cách Đài Loan 185,2km. Nhật đang kiểm soát Senkaku, song Đài Loan và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền, bởi xung quanh quần đảo này là những ngư trường dồi dào và những mỏ khí thiên nhiên đầy hứa hẹn.

Trung Quốc mở rộng tuần tra

Bắc Kinh đã phản ứng bằng hành động. Tân Hoa xã cho biết Cơ quan Quản lý an toàn hàng hải Thượng Hải đã lên kế hoạch mở rộng tuần tra đến quần đảo Senkaku và mỏ khí thiên nhiên Xuân Hiếu (Nhật gọi là Shirakaba). Bắc Kinh sẽ đưa tàu tuần tra có máy bay đến khu vực này trong những ngày tới. “Chúng tôi sẽ mở rộng tuần tra toàn bộ khu đặc quyền kinh tế của Trung Quốc trên biển Hoa Đông”- Cơ quan Quản lý an toàn hàng hải Thượng Hải tuyên bố.

Nhật Báo Trung Quốc dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân khẳng định “quần đảo Điếu Ngư có chủ quyền không thể tranh cãi thuộc về Trung Quốc từ thời cổ xưa”, và tuyên bố việc đặt tên 39 đảo của Nhật một lần nữa làm dấy lên những bất đồng căng thẳng trong tranh chấp lãnh hải giữa Bắc Kinh và Tokyo.

Nhân Dân Nhật Báo ngay sau đó cũng đăng xã luận chỉ trích việc Nhật đặt tên cho các đảo xa là một hành động phá hoại lợi ích chính của Trung Quốc. Đài truyền hình Phượng Hoàng của Hong Kong ghi nhận đây là lần đầu tiên Bắc Kinh mô tả quần đảo Senkaku là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.

Ngay sau tuyên bố của Chính phủ Nhật, các nhà hoạt động Trung Quốc đã lên tàu từ Hong Kong để đến đảo Điếu Ngư. Song, như báo Japan Times cho biết, chính quyền đặc khu Hong Kong đã kịp thời ngăn chặn số tàu này ra khơi. Trước đó, Bắc Kinh cũng đã phản ứng dữ dội khi bốn thành viên của hội đồng thành phố Ishigaki (Nhật) đáp máy bay thăm một trong các đảo thuộc quần đảo Điếu Ngư ngày 3-1.

Mối quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh đã căng thẳng nhiều năm do những tranh chấp về các đảo ở quần đảo Senkaku và mỏ khí thiên nhiên Shirakaba/Xuân Hiếu. Năm 2004, Trung Quốc bắt đầu khoan thăm dò trong khu vực này khiến Nhật phản ứng dữ dội. Năm 2008, Bắc Kinh và Tokyo đã nhất trí cùng hợp tác thăm dò, song Nhật vẫn nghi ngờ Trung Quốc đang tự ý thăm dò khai thác ở mỏ khí này.

Đài Loan cũng lên tiếng

Ngay sau khi có thông tin Nhật đặt tên cho 39 đảo trên biển Hoa Đông, Cơ quan ngoại giao Đài Loan (MOFA) cho biết các quan chức cấp cao đại diện cho lãnh thổ này đã đến trụ sở Hiệp hội trao đổi Nhật Bản (JIA) ở Tokyo để gửi công hàm phản đối chính thức cho Chính phủ Nhật.

“Chúng tôi đề nghị Nhật kiềm chế đưa ra những hành động tương tự nhằm tránh bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào cho mối quan hệ Đài Loan- Nhật Bản. JIA hoàn toàn nắm bắt quan điểm của chúng tôi và sẽ thông báo cho chính quyền của họ những mối quan tâm của chúng tôi” - người phát ngôn của MOFA James Chang nói.

Ông James Chang khẳng định quần đảo Điếu Ngư là lãnh thổ cố hữu của Đài Loan, các hòn đảo nhỏ là một phần lãnh thổ của thị trấn Đầu Thành, huyện Nghi Lan. Đài Loan phản đối mạnh mẽ bất kỳ sự xâm phạm nào đối với quần đảo này.

Chính quyền Đài Loan tuyên bố sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề theo nguyên tắc sẵn sàng để qua một bên những tranh chấp để “có thể cùng hợp tác” và “đóng góp cho hòa bình và ổn định của khu vực”.

 

                                                                     Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục