Hôm 21.5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phê chuẩn, công bố thành phần chính phủ mới. Các đồng minh thân thiết của ông Putin đều nắm giữ các cương vị quan trọng về kinh tế, trong khi hai ghế bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng vẫn thuộc về các quan chức kỳ cựu đã quá tin cậy của ông Putin.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Việc thành lập nội các mới diễn ra "nặng nhọc" tới độ ông Putin phải ở nhà, không tham dự cuộc gặp cấp cao G8 tại Trại David (Mỹ) hôm 18 - 19.5 vừa qua. 3/4 số thành viên chính phủ là các gương mặt mới, song cách lựa chọn của ông Putin cho thấy những phép tính khôn ngoan nhất.
Tại vị chỉ có 4 người - bộ trưởng các bộ Tư pháp, Thể dục - Thể thao, nhưng quan trọng nhất là hai bộ Ngoại giao và Quốc phòng vẫn thuộc về hai "người cũ": Ông S.Lavrov ở Bộ Ngoại giao và điều khiến nhiều quân nhân Nga ngao ngán nhất là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng A.Serdiukov vẫn còn trong thành phần chính phủ. Như vậy, trong chính phủ mới của ông Putin không còn một vài vị bộ trưởng khiến người dân Nga bất bình là Bộ trưởng Bộ Khoa học - Giáo dục A.Fursenko, Bộ trưởng Bộ các Vấn đề xã hội và Bảo vệ sức khỏe T.Golikova, Bộ trưởng Bộ Nội vụ R.Nurgaliev...
Song, một số nhà phân tích vẫn cho rằng, các vị cựu bộ trưởng vẫn còn nhiều ảnh hưởng. Một vài người trong số họ thôi làm bộ trưởng, chuyển sang làm việc trong Điện Kremlin.
Theo các chuyên gia, vấn đề cơ bản của nội các mới lúc này là không quan tâm đối với công cuộc cải cách. Theo họ, phần đông các vị bộ trưởng được tại vị hoặc chống lại, hoặc thờ ơ đối với những đề nghị về chiến lược phát triển nước Nga tới năm 2020 do ông D.Medvedev đưa ra trong chương trình nghị sự. Điều này dẫn tới hậu quả, các cuộc cải cách cần thiết hoặc sẽ bị đẩy lùi lại ít nhất thêm 1 năm nữa, hoặc sẽ hoàn toàn bị từ chối, bỏ qua bởi 2 năm nữa đã bắt đầu vòng bầu cử mới...
Trong chính phủ mới có 7 vị phó thủ tướng: Cựu Trợ lý tổng thống A.Dvorkovitch gánh các mảng rất nặng là các ngành công nghiệp, kể cả thủy - nhiệt điện, giao thông vận tải, nông nghiệp; V.Surkov - cựu Phó Thị trưởng Mátxcơva - lĩnh trách nhiệm về các vấn đề trong phủ Tổng thống, khoa học và văn hóa...
Ngoài ra, nhiều nhân vật thân cận khác của ông Putin cũng có ghế trong nội các và Điện Kremlin. Cựu Bộ trưởng Bộ các Vấn đề xã hội và Bảo vệ sức khỏe T.Golikova vẫn là Trợ lý tổng thống cho các vấn đề xã hội.
Theo một nguồn tin, cựu Bộ trưởng Bộ Phát triển kinh tế E.Nabiullina sẽ là Trợ lý tổng thống về các vấn đề kinh tế. Ông A.Belousov sẽ thay bà E.Nabiullina là Bộ trưởng Bộ Phát triển kinh tế. Ông này - từ năm 2008 - dưới thời ông Putin làm thủ tướng đã lãnh đạo bộ phận kinh tế và tài chính.
Còn ông A.Siluanov tiếp tục là Bộ trưởng Tài chính - cho thấy chính sách tài chính của chính phủ cũ vẫn được tiếp tục. Nhìn chung, với bộ máy này, ông Putin bị cho là đã chuyển bộ máy chính trị từ phủ Thủ tướng sang phủ Tổng thống và ngược lại.
Theo Báo LĐ
Trong khuôn khổ tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 tại Singapore từ ngày 2 đến 4/6, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tham dự các phiên họp toàn thể, chiêu đãi chính thức và tiếp tục tiến hành các cuộc gặp song phương bên lề sự kiện.
Đã xác định được nguyên nhân cũng như những người chịu trách nhiệm về vụ tai nạn đường sắt thảm khốc ở bang Odisha, Ấn Độ vào tối 2/6 vừa qua.
Ngày 3/6, Mỹ đã đưa ra lời kêu gọi đàm phán mới với Trung Quốc, khi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin kêu gọi Bắc Kinh tham gia đối thoại với Washington với tư cách là các nhà lãnh đạo quốc phòng có trách nhiệm.
Phóng viên TTVXN tại Nam Phi dẫn thông báo của Bộ Lâm nghiệp, Ngư nghiệp và Môi trường nước này ngày 2/6 cho biết Nam Phi sẽ gửi 400 lính cứu hỏa đến tỉnh bang Alberta của Canada để hỗ trợ công tác dập tắt các đám cháy rừng.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/6, Bộ Y tế Cameroon cho biết đã có thêm 26 người tử vong trong đợt bùng phát dịch tả đang hoành hành tại nước này trong hai tuần qua, nâng tổng số nạn nhân lên 426 người. Ngoài ra có khoảng 1.868 trường hợp được xác nhận mắc bệnh.
Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.