(HBĐT) - Ngay sau khi được tuyên truyền, giải thích cặn kẽ, thấu đáo về những quy định liên quan đến Luật Đất đai, những mâu thuẫn, vướng mắc liên quan đến việc tranh chấp đất đai trong nhiều năm giữa gia đình ông Triệu Văn Xuân và Bàn Văn Thắng, ở xóm Bai, xã Cao Sơn (Đà Bắc) mới được giải quyết triệt để. Từ chỗ có những mâu mắc, cả hai gia đình đã đồng thuận bỏ qua mọi chuyện, trở thành những người hàng xóm thân thiết.


Người dân xóm Nưa, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) được cán bộ Chi cục Thuỷ sản và Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh) tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

"Đó chỉ là một ví dụ về hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL), đưa kiến thức pháp luật về cơ sở, trợ giúp pháp lý (TGPL) đến từng người dân khi có yêu cầu hoặc khi có những mâu thuẫn, vướng mắc trong cuộc sống ở cơ sở cần phải giải quyết” - đồng chí Đinh Văn Thụ, Chủ tịch UBND xã Cao Sơn chia sẻ. Cao Sơn là 1 trong 3 xã được Phòng Tư pháp huyện Đà Bắc tổ chức đợt TTPBGDPL, TGPL lưu động trong tháng 6 vừa qua.

Đồng chí Bùi Ngọc Luyến, Phó trưởng Phòng Tư pháp huyện cho biết: Thời gian qua, căn cứ kết quả rà soát và đề xuất của các địa phương trong toàn huyện, Phòng xây dựng kế hoạch tổ chức các đợt TTPBGDPL, phối hợp với Chi nhánh TGPL huyện tổ chức các buổi TGPL lưu động đến các thôn, xóm, khu dân cư. Theo đó, 6 tháng đầu năm nay, Phòng phối hợp với Chi nhánh TGPL huyện tổ chức được 3 đợt TTPB GDPL, TGPL lưu động cho người dân ở các xã trong toàn huyện. Riêng trong tháng 6, Phòng phối hợp với UBND các xã: Hào Lý, Tân Pheo, Cao Sơn tổ chức hội nghị truyền thông pháp luật và TGPL tại khu dân cư cho gần 400 người. Trong đó, TGPL cho hơn 100 lượt người nghèo và đối tượng chính sách. Bên cạnh đó, đã tiếp nhận, tư vấn pháp luật 110 việc, gồm đối tượng người nghèo 100 người, đối tượng chính sách 42 người, người dân tộc thiểu số 124 người.

Theo đồng chí Bùi Ngọc Luyến, do trình độ, nhận thức chưa đồng đều nên ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế. Tuy nhiên, vẫn có những địa bàn, khu vực khó khăn sau khi được TTPB GDPL thì nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân có chuyển biến đáng kể, tích cực. Như ở xóm Thầm Luông, xã Đoàn Kết là địa bàn nằm trong khu vực Khu bảo tồn thiên nhiên Pu Canh. Trước đây, đời sống người dân chủ yếu phụ thuộc vào khai thác lâm sản. Sau khi được tuyên truyền, phổ biến các quy định, pháp luật về bảo vệ rừng..., nhận thức, ý thức của người dân trong xóm đã dần chuyển biến. Từ chỗ là những người "phá” rừng thì đến nay, Thầm Luông trở thành một điển hình trong toàn huyện về việc bảo vệ, giữ rừng. 100% hộ dân trong xóm ký cam kết bảo vệ rừng, mỗi người dân trở thành 1 kiểm lâm viên. Hay như ở xóm Nưa, xã Vầy Nưa, sau khi được tuyên truyền các quy định của pháp luật về những tác hại của việc dùng xung kích điện, thuốc nổ và các chất cấm để khai thác thuỷ sản; tuyên truyền, phổ biến một số quy định của pháp luật về xử lý vi phạm trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản theo Nghị định số 103/ 2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, nhiều hộ dân trong xóm tự nguyện giao nộp bộ xung kích điện, không đánh bắt thuỷ sản bằng xung kích điện. Đồng thời, tích cực tham gia bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, thường xuyên cung cấp nguồn tin có giá trị cho lực lượng chức năng trong việc phát hiện, ngăn chặn các đối tượng đánh bắt cá bằng xung điện, hay dùng các phương tiện đánh bắt thuỷ sản theo phương thức huỷ diệt trên lòng hồ sông Đà...

Với nỗ lực đưa kiến thức pháp luật đến với người dân, góp phần làm thay đổi nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, đến hết tháng 6, huyện Đà Bắc có 14/21 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn pháp luật. Đáng ghi nhận, trong 14 xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, có 10 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn.


Mạnh Hùng

Các tin khác


Người dùng Internet Việt đối mặt với 7 hình thức lừa đảo trực tuyến mới

Ngoài những hình thức lừa đảo phổ biến trên không gian mạng Việt Nam, Cục An toàn Thông tin cũng lưu ý người dùng Việt về chiến dịch lừa đảo trực tuyến qua email mới có quy mô quốc tế.

Khởi tố, bắt tạm giam Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần tập đoàn giáo dục Egroup

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an (C03) đang xác minh, giải quyết Đơn của nhiều nhà đầu tư tố cáo Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy) lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức chuyển nhượng cổ phần Công ty CP tập đoàn giáo dục Egroup.

Gọi anh họ đi đòi nợ bằng vũ lực, bị cáo lĩnh 36 tháng tù treo

Ngày 25/3, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh mở phiên tòa hình sự phúc thẩm theo đơn kháng cáo xin được hưởng án treo của bị cáo Nguyễn Phi Hổ (SN 1989), trú tại An Tiến, huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Trước đó, Nguyễn Phi Hổ đã cùng anh họ là Nguyễn Quang Trung (SN 1989) cùng trú tại An Tiến, huyện Mỹ Đức bị TAND huyện Lương Sơn xét xử sở thẩm và xử tổng mức hình phạt 78 tháng tù về tội "cướp tài sản”. Sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm, Nguyễn Phi Hổ đã làm đơn kháng cáo xin được lưởng án treo.

Công an tỉnh tiếp nhận hành vi có dấu hiệu vi phạm trật tự an toàn giao thông qua mạng xã hội

Công an tỉnh Hòa Bình ban hành Thông báo số 201/TB-CAT, ngày 22/3/2024 về việc thông báo tiếp nhận những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông thông qua phản ánh của tổ chức, cá nhân.

Huyện Cao Phong tăng cường kiểm sát thi hành án hình sự

Thực hiện công tác kiểm sát thi hành án hình sự (THAHS), Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) huyện Cao Phong đã quản lý, theo dõi đầy đủ, kịp thời các bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật, qua đó kiểm sát chặt chẽ hoạt động ra quyết định thi hành án (THA), việc áp giải bị án THA phạt tù, việc theo dõi, quản lý bị án phạt tù nhưng được hưởng án treo, cấp giấy chứng nhận hết thời gian thử thách…

Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép pháo nổ

Thời gian qua, với sự nỗ lực của các ngành chức năng, công tác chống buôn lậu, vận chuyển trái phép pháo nổ được tăng cường, nhiều vụ buôn lậu, tàng trữ, chế tạo pháo nổ số lượng lớn được phá kịp thời.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục