Ngày 11-11, TAND TP.HCM đã xét xử và tuyên phạt bị cáo Châu Văn Khảm (Việt kiều Úc) 12 năm tù về tội 'khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân', trục xuất bị cáo ngay sau khi chấp hành xong hình phạt tù.


Bị cáo Châu Văn Khảm tại tòa - Ảnh: THANH CHUNG

Tòa cũng tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Viễn 11 năm tù, bị cáo Trần Văn Quyền 10 năm tù cùng về tội "khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân".

Liên quan đến vụ án, tòa cũng tuyên phạt bị cáo Bùi Văn Kiên 4 năm tù, bị cáo Nguyễn Thị Ánh 3 năm tù, bị cáo Trần Thị Nhài 3 năm tù về tội "làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức". Các bị cáo này cũng bị phạt bổ sung từ 5-10 triệu đồng.

Theo cáo trạng, tổ chức "Việt Nam canh tân cách mạng đảng" (Việt Tân) là tổ chức phản động lưu vong người Việt do Hoàng Cơ Minh thành lập năm 1982 tại Thái Lan. Hiện nay do Đỗ Hoàng Điềm là chủ tịch, hoạt động nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Phương thức hành động ban đầu là dùng bạo động, vũ trang, khủng bố, phá hoại ở Việt Nam. Sau chuyển sang phương thức đấu tranh bất bạo động hiện đại. Tuy nhiên, bản chất là kết hợp giữa đấu tranh bất bạo động với bạo lực cục bộ địa phương.

Năm 2016, Bộ Công an đã đưa Việt Tân vào danh sách các tổ chức khủng bố tại Việt Nam.

Đỗ Hoàng Điềm đã tham gia tổ chức Việt Tân từ năm 1982. Sau đó Nguyễn Ngọc Đức, Đặng Thị Thanh Lan tham gia tổ chức này và thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Việt Tân.

Cuối năm 2018 đầu năm 2019, Đỗ Hoàng Điềm tiếp tục chỉ đạo các thành viên cốt cán tổ chức, móc nối, phát triển lực lượng, xâm nhập về Việt Nam, cung cấp tài chính, kích động biểu tình để chống phá nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đỗ Hoàng Điềm và các đối tượng cốt cán của Việt Tân đã chỉ đạo các thành viên trong tổ chức thực hiện tội phạm.

Trong đó, Châu Văn Khảm tham gia Việt Tân từ năm 2010 với tư cách là đại diện cơ sở đảng bộ Sydney, kiêm bí thư Đảng bộ Úc châu. 

Khảm tổ chức và tham dự họp cơ sở 1 lần/tháng, tham gia các buổi gây quỹ để hỗ trợ các đối tượng hoạt động trong nước, tham gia các cuộc biểu tình chống Việt Nam, tìm chọn đối tượng để phát triển lực lượng, dùng giấy tờ của người khác xâm nhập về Việt Nam, cung cấp tài chính, tuyên truyền đường lối cho đảng viên mới.

Nguyễn Văn Viễn được Đỗ Hoàng Điềm tác động lôi kéo tham gia tổ chức và giới thiệu với Trần Văn Quyền để bố trí việc làm, xuất cảnh sang Campuchia tham gia khóa huấn luyện do Đỗ Hoàng Điềm, Nguyễn Ngọc Đức, Đặng Thị Thanh Lan tổ chức ngày 12-1-2019. Viễn đồng ý tham gia vào tổ chức khủng bố Việt Tân. Quá trình tìm hiểu tham gia tổ chức Việt Tân, Viễn được tổ chức này cấp 600 USD.

Trần Văn Quyền tham gia Việt Tân từ tháng 9-2018. Quá trình tìm hiểu và tham gia tổ chức, Quyền đã thuê đối tượng trong nước làm 2 CMND giả cho các thành viên Việt Tân, khảo sát một số tuyến đường có lắp đặt vị trí camera để cung cấp cho Đỗ Hoàng Điềm, khảo sát các tuyến xâm nhập đường bộ khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia, xuất cảnh sang Campuchia tham gia lớp huấn luyện do Việt Tân tổ chức, nhận tiền để bố trí việc làm cho người của tổ chức. Quyền đã được Đỗ Hoàng Điềm cung cấp cho 900 USD.

Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn, Trần Văn Quyền biết rõ Việt Tân là tổ chức khủng bố tại Việt Nam theo công bố của Bộ Công an Việt Nam nhưng vẫn tham gia tổ chức.

Còn Bùi Văn Kiên đã làm giả 3 giấy CMND, 4 bộ hồ sơ xin việc, mỗi bộ hồ sơ Kiên làm giả 3 dấu tròn, 3 dấu tên, 3 chữ ký thu lợi 3,8 triệu đồng.

Nguyễn Thị Ánh đã môi giới làm giả CMND cho Trần Thị Nhài, thuê môi giới Bùi Văn Kiên làm giả 1 hồ sơ xin việc cho Nguyễn Nhật Hào và 1 bộ hồ sơ xin việc làm cho chính Nguyễn Thị Ánh. Tổng tiền hưởng lợi là 1,5 triệu đồng.

Trần Thị Nhài đã thông qua Nguyễn Thị Ánh để làm giả 2 CMND có ảnh của Thái Văn Dung, Nguyễn Văn Tráng cho Trần Văn Quyền, qua đó hưởng lợi 200.000 đồng.

Đỗ Hoàng Điềm, Nguyễn Ngọc Đức, Đặng Thị Thanh Lan hiện đang ở Mỹ chưa bắt được nên cơ quan chức năng đã ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can, tạm đình chỉ điều tra bị can và ra quyết định truy nã.


Theo Báo trẻ

Các tin khác


Công an huyện Mai Châu bắt đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm

Thông tin từ Công an huyện Mai Châu cho biết, đơn vị vừa bắt 1 đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm về ma túy đang lẩn trốn trên địa bàn. Qua công tác nắm tình hình, Công an huyện đã phát hiện Giàng A Chư (SN 1982), trú tại xóm Thung Mặn, xã Hang Kia (Mai Châu) là đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm về ma túy đang có mặt tại nhà.

Người dùng Internet Việt đối mặt với 7 hình thức lừa đảo trực tuyến mới

Ngoài những hình thức lừa đảo phổ biến trên không gian mạng Việt Nam, Cục An toàn Thông tin cũng lưu ý người dùng Việt về chiến dịch lừa đảo trực tuyến qua email mới có quy mô quốc tế.

Khởi tố, bắt tạm giam Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần tập đoàn giáo dục Egroup

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an (C03) đang xác minh, giải quyết Đơn của nhiều nhà đầu tư tố cáo Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy) lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức chuyển nhượng cổ phần Công ty CP tập đoàn giáo dục Egroup.

Gọi anh họ đi đòi nợ bằng vũ lực, bị cáo lĩnh 36 tháng tù treo

Ngày 25/3, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh mở phiên tòa hình sự phúc thẩm theo đơn kháng cáo xin được hưởng án treo của bị cáo Nguyễn Phi Hổ (SN 1989), trú tại An Tiến, huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Trước đó, Nguyễn Phi Hổ đã cùng anh họ là Nguyễn Quang Trung (SN 1989) cùng trú tại An Tiến, huyện Mỹ Đức bị TAND huyện Lương Sơn xét xử sở thẩm và xử tổng mức hình phạt 78 tháng tù về tội "cướp tài sản”. Sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm, Nguyễn Phi Hổ đã làm đơn kháng cáo xin được lưởng án treo.

Công an tỉnh tiếp nhận hành vi có dấu hiệu vi phạm trật tự an toàn giao thông qua mạng xã hội

Công an tỉnh Hòa Bình ban hành Thông báo số 201/TB-CAT, ngày 22/3/2024 về việc thông báo tiếp nhận những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông thông qua phản ánh của tổ chức, cá nhân.

Huyện Cao Phong tăng cường kiểm sát thi hành án hình sự

Thực hiện công tác kiểm sát thi hành án hình sự (THAHS), Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) huyện Cao Phong đã quản lý, theo dõi đầy đủ, kịp thời các bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật, qua đó kiểm sát chặt chẽ hoạt động ra quyết định thi hành án (THA), việc áp giải bị án THA phạt tù, việc theo dõi, quản lý bị án phạt tù nhưng được hưởng án treo, cấp giấy chứng nhận hết thời gian thử thách…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục