Nhà ông Lương Hoài Nam tại TPHCM (ảnh lớn) Ảnh: Hữu Vinh. Nhà ông Lương Hoài Nam tại số 16, ngõ 46A, phố  Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội (ảnh nhỏ).

Nhà ông Lương Hoài Nam tại TPHCM (ảnh lớn) Ảnh: Hữu Vinh. Nhà ông Lương Hoài Nam tại số 16, ngõ 46A, phố Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội (ảnh nhỏ).

Nguyên TGĐ Jetstar Pacific (JP) Lương Hoài Nam đã bị khởi tố, bắt tạm giam. Ông Nam bị tình nghi trong thời gian lãnh đạo JP đã thiếu trách nhiệm trong điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh khiến Cty này bị lỗ nghiêm trọng.

Do những bất ổn của thị trường, đầu năm 2008, Ban điều hành JP do Tổng Giám đốc Lương Hoài Nam đứng đầu đã tham mưu cho HĐQT thực hiện nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro giá xăng dầu (hedging). Thời điểm này, HĐQT JP không có kinh nghiệm và cũng chưa biết rõ nghiệp vụ hedging xăng dầu. Tuy nhiên, sau khi ban điều hành đề xuất và cung cấp các thông tin về quản trị rủi ro nhiên liệu, HĐQT JP đã ban hành một số chính sách về quản trị rủi ro giá nhiên liệu trong Cty.

Ngày 15-1-2008, HĐQT JP đã họp thống nhất chủ trương thực hiện biện pháp phòng ngừa rủi ro giá nhiên liệu với phương thức thực hiện hợp đồng hedging. Cùng trong ngày 15-1-2008, HĐQT JP đã có Nghị quyết số 04/BOM-PA ghi rõ: "Giao nhiệm vụ cho phó tổng giám đốc phụ trách tài chính và phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh đồng chấp thuận việc hedging đối với ít nhất 15% tổng nhu cầu nhiên liệu kế hoạch sử dụng cho năm 2008."

Trả lời báo chí trước khi bị bắt (báo Tuổi Trẻ ngày 17-12-2009), ông Lương Hoài Nam thừa nhận, tại cuộc họp này, ban điều hành đã kiến nghị HĐQT JP thông qua phương án mua xăng theo hình thức hedging để kiểm soát một phần giá nhiên liệu trong năm 2008 với tỷ lệ tối thiểu 15% và không quá 70% tổng nhiên liệu tiêu thụ dự kiến và đã được HĐQT thông qua.

Ông Nam cho biết thêm, vì hedging là loại nghiệp vụ mới ở Việt Nam, trong số những người làm việc ở JP chưa có ai thực hiện nghiệp vụ này. Do vậy, HĐQT đã giao cho hai phó TGĐ đều là người Úc thực hiện nghiệp vụ này.

Sau khi được HĐQT chấp thuận bằng nghị quyết,  hai phó TGĐ  là bà Daniela và ông Tristan Freeman đã thực hiện tổng cộng hai giao dịch. Giao dịch thứ nhất vào ngày 30-5-2008, với số lượng xăng dầu là 69.180 thùng với giá 126 USD/thùng, thời hạn từ ngày 1-7-2008 đến hết 30-11-2008, điều này phù hợp với nghị quyết.

Giao dịch thứ hai thực hiện ngày 9-7-2008. Tổng số lượng nhiên liệu mua đợt hai là 290.200 thùng với hai giá 136 USD/thùng và 137 USD/thùng, thời hạn có hiệu lực từ ngày 1-8-2008 đến hết ngày 31-5-2009.

Theo quan điểm của đoàn Kiểm toán Nhà nước, trong quá trình triển khai, hai phó TGĐ người Úc đã không tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc thực hiện và báo cáo với HĐQT, Ban điều hành như quy định trong việc đặt giá phòng ngừa rủi ro giá xăng dầu, đặc biệt là việc đợt giao dịch thứ hai cho nhu cầu xăng dầu 5 tháng đầu năm 2009. Họ đã thực hiện theo hợp đồng với số lượng lớn và thời gian dài từ tháng 7-2008 đến tận tháng 5-2009.

Trong thời điểm giá xăng dầu có nhiều biến động phức tạp, đến tháng 5-2009 giá xăng dầu đã giảm sâu, nên chỉ vì tham gia nghiệp vụ này mà JP đã thua lỗ khoảng 31,2 triệu USD. Trong đó, khoản lỗ năm 2008 là 8,9 triệu USD. Còn đợt giao dịch theo nghiệp vụ hedging thứ hai từ tháng 1 đến tháng 5-2009 đã khiến JP lỗ 22,5 triệu USD.

Kiểm toán Nhà nước cho rằng, trong bối cảnh giá xăng dầu diễn biến bất thường, Ban điều hành JP mà đứng đầu là ông Lương Hoài Nam đã không tuân thủ các nguyên tắc chỉ đạo, hướng dẫn của HĐQT trong quá trình thực hiện các giao dịch mua xăng dầu với số lượng lớn bằng nghiệp vụ hedging, nhất là việc thực hiện đợt giao dịch thứ hai cho nhu cầu 5 tháng đầu năm 2009.

Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nước cũng cho rằng, HĐQT JP "chưa kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc triển khai nghiệp vụ này đối với Ban điều hành. Đây là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra tổn thất lớn về tài chính đối với JP".

Qua điện thoại chiều qua,nguyên Chủ tịch HĐQT JP Phạm Vũ Hiến nói ông không thể trả lời điều gì lúc này. Ông Hiến cho biết, ông đã chính thức nghỉ công tác từ tháng 8-2009.  

                                                                                      Theo TPO

Các tin khác


Bắt đối tượng trốn truy nã sau 5 năm lẩn trốn

Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh cho biết vừa bắt giữ và di lý đối đối tượng Nguyễn Thị Dậu (SN 1969), hộ khẩu thường trú tại tổ 3, phường Thống Nhất, thành phố Hòa Bình, đang lẩn trốn tại thành phố Cần Thơ về Hòa Bình an toàn.

Cảnh giác trước thông tin "giúp lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng xã hội"

Ngày 14/5, Công an thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phát đi thông báo, tất cả các thông tin đăng tải, chạy quảng cáo trên mạng có thể giúp lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng xã hội đều là giả mạo. Đồng thời, khuyến cáo người dân dừng ngay việc tiếp tục gửi tiền

Ngày 15/5, xét xử phúc thẩm vụ Việt Á

Sáng mai (15/5), Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm để xem xét đơn kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo khác trong vụ án kit test xét nghiệm xảy ra tại Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á (viết tắt là Công ty Việt Á), Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các đơn vị, tổ chức có liên quan.

Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an

Ngày 13/5, Bộ Công an phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn mạo danh Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.

Tăng mức phạt đối với người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn

Theo ông Lê Quang Tự Do, việc xử phạt hành chính với những người nổi tiếng có phát ngôn, hành vi lệch chuẩn trên không gian mạng là chưa đủ sức răn đe.

Triệt xóa điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn thành phố Hòa Bình

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, đơn vị vừa phối hợp với tổ công tác Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh đấu tranh, triệt phá thành công một điểm phức tạp về ma túy gây bức xúc trong Nhân dân trên địa bàn phường Phương Lâm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục