Một lò khai thác than trái phép trên địa bàn xã Tinh Nhuệ.

Một lò khai thác than trái phép trên địa bàn xã Tinh Nhuệ.

Các chủ lò khai thác than trái phép đào bới bừa bãi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan môi trường, điều kiện canh tác nông nghiệp của người dân. Ðã có những vụ tai nạn thương tâm xảy ra, nhưng vì lợi nhuận, nhiều người dân đã bất chấp nguy hiểm, sẵn sàng đánh đổi cả mạng sống vì những thùng than không phép. Ðó là những gì chúng tôi thấy được khi về xã Tinh Nhuệ, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ).

Trao đổi ý kiến với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Thái Vũ cho biết, thời gian gần đây, tình trạng khai thác than trái phép ở Tinh Nhuệ đã giảm nhiều.


Từ giữa năm 2009 trở về trước, có thời điểm hàng trăm lò khai thác than trái phép hoạt động nên xã không thể quản lý được. Người dân đổ xô đi khai thác than, trên các triền núi chỗ nào cũng thấy đào bới nham nhở. Ngoài bờ sông, than chất cao như núi. Nhưng bây giờ thì giảm hẳn, một phần do khâu quản lý được siết chặt, một phần vì trữ lượng than ngày càng cạn kiệt. Tuy nhiên, hiện nay, trên địa bàn xã vẫn còn một số người dân bất chấp nguy hiểm để khai thác than. Tất cả cũng vì miếng cơm, manh áo.


Theo đề nghị của chúng tôi, xã cử hai cán bộ xã đi cùng để "mục sở thị" một số hầm than. Nơi đầu tiên chúng tôi đặt chân đến là địa phận xóm Mái, một xóm mà nhiều năm trước tình trạng khai thác than đã trở nên khá phổ biến. Từ UBND xã, chạy xe khoảng 10 phút là tới được mỏ than. Trên đồi, dưới ruộng, chung quanh hầm than là một mầu đen. Nguyên nhân do người dân đào bới khai thác nhiều năm nên đất đá đều chuyển dần sang mầu đen. Không khó để chúng tôi nhận ra hầm than đang khai thác. Nằm cheo veo giữa triền núi xen lẫn những vạt rừng là một hố sâu hun hút. Miệng lò rộng khoảng 1,2 m, có độ sâu khoảng 20 m, phía dưới mầu than đen trộn với đất ướt tạo cảm giác trơn trượt. Tuy có ánh sáng điện nhưng cũng không thể nhìn thấy đáy, bởi các lò được đào xiên vào triền núi để tìm vỉa than. Chúng tôi quan sát chung quanh nhưng không thấy người mặc dù điện vẫn sáng, các thiết bị khai thác, lán trại vẫn đang ở tư thế sẵn sàng. Người dân cho biết, giờ này chủ lò chưa đi làm, khoảng 10 giờ sáng sau khi ăn cơm xong họ mới xuống hầm khai thác than đến tối mới về.


Rời khỏi xóm Mái, chúng tôi tiếp tục đến hầm khai thác than ở xóm Giáo. Ðể tìm được nơi người dân khai thác than ở đây rất khó vì lò khai thác than nằm giữa một ngọn núi. Mặc dù các hầm lò nằm ở trên cao nhưng vẫn có cả một con đường để đi lên. Ðây là con đường mà những năm trước các chủ lò khai phá để vận chuyển than. Hai bên đường xuất hiện rất nhiều hố sâu nham nhở do các chủ lò khai thác từ những năm trước nhưng không được chôn lấp cẩn thận. Lò than này khá lớn, than được khai thác lên chất thành đống to. Hầm than cũng được làm quy mô, miệng hố rộng, chung quanh được gia cố bằng rất nhiều thân cây. Ðộ sâu của lò này khoảng 30 m. Chủ lò còn ròng một đường điện dài hơn 1.000 m và làm cả lán trại kiên cố để ăn, ở tại đây. Khi chúng tôi đến cũng không gặp được chủ lò, nhưng trên lán vẫn treo cả rau và thịt để chuẩn bị nấu ăn. Hỏi tên chủ lò, hai cán bộ xã đi cùng cũng không biết là của ai, chỉ mang máng tên nhưng không chắc chắn. Ðem việc này trao đổi với ông Ðỗ Văn Thịnh, trưởng khu hành chính xóm Giáo, ông cho biết chắc chắn không phải người ở xã Tinh Nhuệ. Ông cũng khẳng định lò than này không nằm trên địa bàn xã Tinh Nhuệ mà nằm giáp ranh với xã Lương Nha (cũng thuộc Thanh Sơn).


Mỏ than nâu tại xã Tinh Nhuệ là mỏ than nhỏ, năm 1968, đoàn địa chất 303 thuộc Liên đoàn địa chất Tây Bắc thăm dò và đánh giá có trữ lượng cấp C1, C2 khoảng 47.300 tấn. Do không đạt trữ lượng để khai thác quy mô công nghiệp nên từ đó đến nay, Nhà nước không giao cho tổ chức doanh nghiệp nào khai thác ở khu vực này. Vào những năm 1980, huyện Thanh Sơn đã thành lập Xí nghiệp khai thác than để khai thác phục vụ nhu cầu của địa phương. Tuy nhiên, đi vào khai thác được khoảng ba năm thì xí nghiệp cũng tự giải thể. Từ đó đến nay, do lợi nhuận trước mắt, người dân địa phương đã tự ý đào những đường lò, đường hầm sâu trong lòng đất tìm các vỉa than để khai thác bán cho các đầu nậu. Các hầm lò được đào bới tự phát nên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan môi trường, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, điều kiện canh tác nông nghiệp của người dân. Bên cạnh việc gây tác hại xấu đến môi trường, thì an toàn tính mạng của người khai thác than rất đáng báo động. Với kỹ thuật thô sơ, luồn sâu trong lòng đất thì việc sập lò, ngạt khí đã từng xảy ra. Năm 2009 có hai người chết, những năm trước đều có người gặp nạn. Thậm chí, những lò đã ngừng khai thác, các chủ lò không san lấp trả lại mặt bằng, gây nguy hiểm cho người và gia súc.


Việc quản lý và xử lý khai thác than trái phép ở Tinh Nhuệ, các ngành chức năng tỉnh Phú Thọ đã vào cuộc, tuy nhiên kết quả chưa được như mong muốn. Tháng 2-2007, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã kiểm tra tình trạng khai thác than trái phép trên địa bàn xã và cho rằng, tại thời điểm đoàn thanh tra đến làm việc và đi kiểm tra thực địa không còn lò nào hoạt động. Tháng 5-2009, Phòng cảnh sát Môi trường (Công an tỉnh Phú Thọ) đã kiểm tra đột xuất và thu giữ khoảng 100 tấn than khai thác trái phép tại địa bàn này và tiến hành xử phạt, thu giữ phương tiện, máy móc của năm chủ lò. Gần nhất, tháng 6-2009, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh tiếp tục kiểm tra và ghi nhận: Việc khai thác than từ trước đến nay diễn ra không thường xuyên, nhưng khó chấm dứt triệt để. Tại biên bản kiểm tra hiện trạng (lập ngày 2-6-2009), Sở cũng đề nghị UBND xã tổ chức kiểm tra, xử lý thường xuyên hơn, quyết liệt hơn nhằm chấm dứt tình trạng khai thác trái phép tại địa bàn.


Theo Phó Chủ tịch UBND xã Tinh Nhuệ Nguyễn Thái Vũ, từ năm 2005 đến nay, năm nào xã cũng có chỉ thị về việc cấm khai thác than trái phép, không cấp điện cho các chủ lò khai thác. Tuy nhiên, do địa bàn rộng, địa hình phức tạp, sự vào cuộc của các lực lượng chức năng ở địa phương chưa quyết liệt nên tình trạng khai thác than trái phép chưa được giải quyết triệt để. Hiện nay, xã chưa thống kê được trên địa bàn còn bao nhiêu lò khai thác than trái phép đang hoạt động. Trước thực trạng này, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Sơn Nguyễn Khắc Văn cho biết: "Thời gian tới, huyện sẽ có nhiều biện pháp chấn chỉnh tình trạng khai thác than trái phép, nhằm bảo vệ môi trường, giữ gìn tài nguyên và tính mạng cho người dân xã Tinh Nhuệ. Tuy nhiên, để chấm dứt tình trạng khai thác than trái phép ở đây, ngoài tỉnh và huyện thì cần có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền xã".


                                                                               Theo ND

Các tin khác


Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam

Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.

Bắt cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Trung tướng Tô Ân Xô cho biết cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt giam cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.

Điều khiển xe mô tô lạng lách, quay video tung lên mạng, nam thanh niên bị xử phạt 7,5 triệu đồng

Công an huyện Mai Châu cho biết, đơn vị vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính Đinh Văn D. (SN 2003), trú tại xã Mai Hịch 7,5 triệu đồng về các hành vi vi phạm quy định đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Bắt đối tượng mua bán, tàng trữ ma túy với thủ đoạn tinh vi

Công an tỉnh Hoà Bình cho biết, trong 2 ngày 2 - 3/5, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm (ĐTTP) về ma túy đã liên tiếp phát hiện 2 vụ, bắt 3 đối tượng về hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma tuý với thủ đoạn tinh vi.

Xã An Bình đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Xác định xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có vai trò quan trọng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm. Thời gian qua, xã An Bình, huyện Lạc Thủy đã có nhiều giải pháp sáng tạo, tích cực nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và người dân tham gia đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Tiếp bước Điện Biên, tiến lên giành “3 nhất”

Trung tá Bùi Mạnh Quyền, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Lạc Sơn cho biết: Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam; là sức mạnh tinh thần, nguồn cổ vũ, động viên to lớn, đồng thời để lại nhiều bài học quý giá đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục