Các chiến sỹ nhí lớp “Học kỳ quân đội” chuẩn bị lên đường thăm di tích lịch sử Nhà máy in tiền tại xã Cố Nghĩa (Lạc Thuỷ).

Các chiến sỹ nhí lớp “Học kỳ quân đội” chuẩn bị lên đường thăm di tích lịch sử Nhà máy in tiền tại xã Cố Nghĩa (Lạc Thuỷ).

(HBĐT) - Được sự phối hợp của Ban CHQS TP Hòa Bình, Thành đoàn Hòa Bình, trường Quân sự tỉnh, lớp “Học kỳ quân đội” ra đời nhằm tạo sân chơi lành mạnh, thú vị cho học sinh từ 9 -17 tuổi trong thời gian các em nghỉ hè. “Học kỳ quân đội” là môi trường rèn luyện tính kỷ luật, sự thương yêu, sẻ chia, môi trường sống lành mạnh để các em được trải nghiệm với những hoạt động, sinh hoạt tập thể.

 

Tham gia lớp “Học kỳ quân đội” nhiều em đã bày tỏ cảm xúc, sự thích thú bởi được trải nghiệm với những hoạt động bổ ích, nhiều ý nghĩa, tính cộng đồng cao. Có con tham gia lớp Học kỳ quân đội, chị M. chia sẻ: Từ khi tham gia lớp học, con trai tôi tiến bộ hẳn. Trước đây, cháu hay tị nạnh với chị, chưa tự giác, luôn phải nhắc nhở. Sau khi tham gia lớp học kỳ quân đội, cháu đã ý thức và biết việc hơn. Tôi nhận thấy, lớp “Học kỳ quân đội” cần dài ngày để các cháu được trải nghiệm nhiều hơn và được thực hành những động tác, rèn luyện nế nếp, kỷ cương trong môi trường quân đội, tạo cho các cháu tính tự lập.

 

Tham gia lớp học kỳ quân đội trở về, cháu T.D bày tỏ: Khi bắt đầu vào đầu khóa học (ngày 2/6/2016), cháu thấy sợ và lo. Sợ vì sẽ nhớ nhà, lo vì ở cùng các chú bộ đội với môi trường đầy mới mẻ, sự nghiêm khắc, tính kỷ luật cao.  ở đó đòi hỏi tính tự giác, tự lập, không có bố mẹ ở bên nhắc nhở, mình phải tự lo cho bản thân...

Suy nghĩ đó không riêng cháu T.D mà của tất cả thành viên tham gia lớp học kỳ quân đội. Nhưng những liên tưởng, hình dung trước đây của các cô bé, cậu bé đã tiêu tan hết ngay trong ngày đầu tiên. Khi tham gia vào các hoạt động mới thấy hết được sự đoàn kết, quan tâm chăm sóc của các chú bộ đội với các thành viên “nhí”. Có những em còn nhỏ hay khóc, các chú đã động viên, kể chuyện và pha trò để các em quên nỗi nhớ nhà. Có những bạn bị ốm, ngã nước, các chú đã chăm sóc, mua thuốc uống và bôi thuốc, thường xuyên hỏi thăm, động viên để các cháu không cảm thấy lạc lõng, lạ lẫm. Trong ngày, quy định rõ giờ vui chơi tập thể, giờ sinh hoạt đồng đội, giờ lên lớp với kỹ năng phòng - chống bạo lực học đường, những buổi tập động tác thao trường, cách gấp chăn, màn, quần áo vuông vắn, đẹp… Mỗi ngày sinh hoạt một chủ đề, vui, có ích và thú vị. Các bạn đã nhanh chóng mất đi sự rụt rè, hòa vào những hoạt động mà các chú ở trường Quân sự tỉnh chỉ bảo, hướng dẫn, bắt nhịp với cuộc sống tự lập. Mỗi sáng hay hết giờ nghỉ trưa chỉ cần hiệu lệnh còi tập hợp là tất cả đều có mặt xếp hàng ngay ngắn dưới sân điểm danh nhanh chóng “như nhà binh”. Thú vị nhất là những buổi sinh hoạt tập thể, sinh nhật đồng đội vui và ý nghĩa.  

Ngoài ra còn có chương trình hành quân dã ngoại, các thành viên đeo ba lô có đủ tư trang trên vai và hành quân trong khoảng 5 km; đi thăm quan những di tích lịch sử, giao lưu, tặng quà cho các bạn học sinh nghèo vượt khó học giỏi. Đặc biệt, chương trình về nguồn và trao quà là thu hút nhất bởi các thành viên được chứng kiến những cảnh đời cần được sẻ chia, thông cảm. ý thức tập thể, sự sẻ chia, trách nhiệm và ý thức hoạt động nhóm của các thành viên đã được thể hiện rõ. Sự rèn luyện trong môi trường quân đội đã có tác động mạnh đến tâm tư, tình cảm của mỗi thành viên.  

Ngày chia tay, bế giảng lớp “Học kỳ quân đội” tôi chứng kiến các cháu vui vẻ chào hỏi nhau, tạm biệt các chú bộ đội một cách thân mật, gần gũi, mới thấy sự gắn kết, yêu thương mà môi trường quân đội đã rèn luyện được.  

“Học kỳ quân đội” đã có tác động trực tiếp đến mỗi thành viên bởi về nhà các cháu vẫn phát huy, tự giác giữ gìn khuôn phép đã được học trong lớp quân đội, tính kỷ luật, nề nếp sinh hoạt. Mọi suy nghĩ, việc làm của các cháu đều nhận thức theo tác phong quân đội. Sáng có ý thức tự giác dậy gấp chăn màn, gọn gàng, vệ sinh cá nhân, quét nhà, rửa ấm chén... Trong ngày luôn ý thức “thấy việc là làm” không phải nhắc nhở. Đúng là môi trường quân đội đã rèn luyện được tính kỷ luật, có những tác động thật hữu ích và như chị bạn tôi đã đúc kết “Đúng là hậu học kỳ quân đội” thật có tác dụng.

 

 

                                                              Thúy Ngọc 

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục