Đó là một số ý kiến góp ý của các đại biểu trong Hội nghị Góp ý kiến về Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi và Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức vào sáng nay (21/8) tại TPHCM.

Hội nghị lấy ý kiến sẽ được tiếp tục tổ chức tại Hà Nội trong vài ngày tới, nhằm lắng nghe các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các tầng lớp nhân dân để hoàn thiện Luật.

PGS.TS Phan Thanh Bình phát biểu tại hội nghị
PGS.TS Phan Thanh Bình phát biểu tại hội nghị

 

Chia sẻ nguyên nhân tiếp tục lấy ý kiến rộng rãi về Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, PGS. TS. Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết, điểm đặc biệt của Luật Giáo dục sửa đổi là sẽ trình trong ba kỳ họp Quốc hội. Ở kỳ họp vừa qua là lần thứ nhất, Dự thảo Luật này sẽ tiếp tục được thảo luận ở kỳ họp vào tháng 10 tới và sẽ thông qua vào kỳ họp Quốc hội vào tháng 5 năm sau.

Ông Phan Thanh Bình nhấn mạnh: "Hiện chúng ta đang trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 29 về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đất nước đang trong giai đoạn chuyển đổi nên chúng ta phải nhìn giáo dục một cách toàn diện”.

Theo bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội, có nhiều vấn đề cần được thảo luận và hiến kế của các chuyên gia: "Xét thời gian học tập của học sinh phổ thông, chúng ta có nên bố trí phải học ngày cuối tuần ở các trường phổ thông hay không, áp lực của các em trong việc học tập này. Về chính sách đối với giáo viên, tôi đề nghị chúng ta nghiên cứu về định mức, số lượng giáo viên, tỷ lệ giáo viên trên học sinh, tỷ lệ giáo viên trên lớp... để chúng ta đề xuất với Chính phủ sao cho phù hợp”.

Liên quan đến vấn đề thời gian học của học sinh phổ thông, có nên học cuối tuần hay không, bà Phan Thị Thu Hà - nguyên đại biểu Quốc hội, nguyên Phó giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Tháp nêu quan điểm: "Tôi nghĩ không nên. Hiện nay mầm non, tiểu học không học ngày thứ 7 rồi thì cấp học THCS, THPT nên vẫn như vậy. Vừa rồi có thông tin có nơi không thực hiện vì quyền tự chủ do các hiệu trưởng quyết định học hay không vào thứ 7. Nhưng theo kế hoạch học tập trong một tuần làm cho các trường không dám bỏ hẳn học ngày thứ 7 vì sợ không đảm bảo theo được chương trình.

Tuy nhiên sắp tới thay đổi chương trình giáo dục phổ thông và thay đổi luật thì cũng nên Luật cũng nên quy định đồng bộ không học luôn. Để ngày cuối tuần học sinh có thể có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi. Hơn nữa, trường làm việc vào thứ 7 mà Sở, Phòng Giáo dục và lại nghỉ thì có việc gì xảy ra thì không thể giải quyết được chuyện gì. Nên nghỉ để giáo viên có thể hoàn thành công tác sinh hoạt đoàn thể khác…".

 Bà Phan Thị Thu Hà - nguyên đại biểu Quốc hội, nguyên Phó giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Tháp nêu ý kiến góp ý.

Bà Phan Thị Thu Hà - nguyên đại biểu Quốc hội, nguyên Phó giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Tháp nêu ý kiến góp ý.

 

Bên cạnh đó, bà Hà cũng góp ý rằng: "Chính sách cho giáo viên trong dự thảo Luật sửa đổi cũng có nêu tuy nhiên vấn đề chính sách cho nhà giáo nói chung vẫn bất hợp lý giữa cán bộ cấp sở, phòng và giáo viên cũng như vấn đề điều động giáo viên tốt về làm ở phòng, sở. Giáo viên điều động về phòng, sở thường bị thiệt thòi hơn về phụ cấp thâm niên. Nên chăng lần sửa đổi lần này phải tính toán lại và tạo điều kiện đồng bộ để đội ngũ chất lượng chuyên môn cao về làm quản lý nhà nước thì việc quản lý giáo dục cũng được nâng lên.

Chính sách đối với giáo viên trong đó định mức đối với giáo viên,lâu nay có những văn bản dưới luật với những quy định theo tôi vẫn còn khó khăn. Hiện nay xã hội phát triển, chất lượng giáo dục đòi hỏi phải được nâng lên. Trong khi đó, định mức HS tiểu học và thậm chí THCS hiện nay vẫn cao hơn quy định với hơn 45 học sinh/lớp vậy thì sức lực quản lý của người giáo viên sẽ rất khó. Đề nghị số lượng học sinh phổ thông trên lớp ít hơn, để người giáo viên làm sao có đủ điều kiện và thời gian công sức dạy học sinh tốt, giáo dưỡng HS tốt hơn. Luật nên cụ thể hơn và tính toán định mức học sinh/giáo viên. Quy định về tiết dạy của GV hiện nay cũng hết sức cào bằng, không tạo điều kiện cho người tốt thì làm thêm nhiều giờ và người chưa tốt nên hạn chế lại để bồi dưỡng nâng cao năng lực của họ. Hạn chế sự cào bằng, để người làm tốt thì được phụ cấp nhiều hơn. Do đó, cần cụ thể trong luật hơn”.

Chỗ Hội đồng trường, bà Hà cũng đồng tình theo nội dung của dự thảo Luật tuy nhiên cũng băn khoăn một số điểm. "Nên chăng bổ sung "trường THCS,THPT có thành phần học sinh tham gia hội đồng trường” nhưng ở cấp nhỏ hơn nếu người học tham gia hội đồng trường thì không hiểu để làm gì, có hình thức quá không? Cấp mầm non, tiểu học nên cân nhắc thêm thành phần học sinh tham gia”, bà Hà nêu.

Bên cạnh đó, nguyên đại biểu Quốc hội Phan Thị Thu Hà cũng cho rằng "người học cần có quyền được bảo vệ kể cả tiểu học và THCS để ngăn ngừa việc tiêm nhiễm những hoạt động không tốt bên ngoài cũng như tình trạng bị xâm hại. Nếu Luật Giáo dục đưa vào thì sẽ đồng bộ hơn với những quy định khác trong vấn đề bảo vệ trẻ em”.

Trong vấn đề phổ cập luật cũng nhấn đến nội dung mang tính chất bắt buộc, tuy nhiên nếu không củng cố thì nhiều người hiểu nhầm hoàn thành phổ cập rồi nên không làm nữa. Trong khi đó, phổ cập là vấn đề thường xuyên, liên tục và mang tính chất bắt buộc. Bà Hà thống nhất vấn đề phổ cập nên kéo dài lên THCS và tính tới miễn giảm học phí cho học sinh tới THCS. Đồng thời hỗ trợ cho học sinh học trường ngoài công lập, tư thục. "Tôi rất đồng tình với điều 95, việc thực hiện chính sách chăm lo cho học sinh mầm non không phân biệt công tư thì sẽ tạo công bằng xã hội và tạo mặt bằng chất lượng cho học sinh”, bà Hà nói.

Về kỳ thi tốt nghiệp THPT, bà Hà cho rằng như năm nay xảy ra những chuyện đáng tiếc tuy nhiên không vì chuyện này mà nên thôi, bỏ kỳ thi. "Kỳ thi THPT quốc gia là lần đánh giá nghiêm túc, đầy đủ nhất. Theo tôi cứ nên duy trì nhưng phải nên tính toán lại, ai sai chỗ nào thì xử chỗ đó, còn quản lý thì thực hiện nghiêm túc chặt chẽ”, bà Hà nói.

"Còn khi chúng ta phân luồng, em nào muốn vào vào ĐH thì sẽ tham gia một kỳ thi do các ĐH phối hợp tổ chức. Còn em nào không muốn vào ĐH thì có thể phân qua để Sở tổ chức thi giống như năm 2015. Hiện nay chúng ta thi THPT quốc gia cũng đã có phân biệt em nào thi ĐH, không thi. Đồng thời, nếu các ĐH tham gia vào thì người dân sẽ tin tưởng, yên tâm hơn và cảm thấy việc đánh giá này công bằng”, bà Hà nói.

 Hội nghị góp ý kiến Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi và Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức tại TPHCM ngày 21/8.

Hội nghị góp ý kiến Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi và Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức tại TPHCM ngày 21/8.

Nói về những tiêu cực kỳ thi THPT quốc gia vừa qua tại một số tỉnh, PGS. TS Bùi Xuân Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Luật TPHCM cho rằng đó là nỗi đau của nhiều người trong ngành nhưng không vì thế mà tính đến phương án bỏ. Ông Hải đặt giả thiết bỏ kỳ thi THPT quốc gia, trả việc tổ chức thi tuyển sinh cho đại học chưa chắc tình hình đã khá hơn. "Mấy trăm đại học, trường nào cũng ra đề, tổ chức theo cách riêng có khi tiêu cực còn khủng khiếp hơn", ông Hải nói.


                                                                 Theo Dantri.com.vn


Các tin khác


“Hành trình thắp sáng ước mơ” tại Trường THPT Tân Lạc

Đoàn Trường THPT Tân Lạc vừa phối hợp các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường tổ chức chương trình "Hành trình thắp sáng ước mơ”. Đến dự có đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT, UBND huyện Tân Lạc. Chương trình có sự hiện diện của nhà báo Tạ Bích Loan - Trưởng Ban sản xuất các chương trình giải trí (VTV 3) Đài Truyền hình Việt Nam...

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ngày 22/3 đã công bố 15 đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.

Trang bị kỹ năng sơ cấp cứu cho 500 giáo viên, học sinh

Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh, Hội CTĐ thành phố Hòa Bình vừa phối hợp tổ chức tập huấn, truyền thông phòng ngừa, ứng phó thiên tai, thảm họa và sơ cấp cứu cho trên 500 giáo viên, học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh.

Chuyển biến trong công tác giáo dục ở huyện Mai Châu

Chất lượng giáo dục đại trà trên địa bàn huyện Mai Châu từng bước được nâng lên, giáo dục mũi nhọn đạt nhiều kết quả tích cực; công tác quản lý giáo dục được đổi mới, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phát triển về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của địa phương... Đó là những kết quả nổi bật mà ngành Giáo dục huyện Mai Châu đạt được.

Nâng cao chất lượng giáo dục qua hội thi giáo viên dạy giỏi

Mỗi năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên. Với hội thi giáo viên dạy giỏi trung học phổ thông (THPT) cấp tỉnh thường niên đã trở thành sự kiện quan trọng, là ngày hội thao giảng của giáo viên nhằm góp phần vào thúc đẩy sự nghiệp GD&ĐT tỉnh nhà.

Cục Thi hành án dân sự tặng quà học sinh nghèo vượt khó xã Tân Minh

Thiết thực kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng”, ngày 19/3, Đoàn Thanh niên Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã đến thăm, tặng quà thầy và trò Trường tiểu học xã Tân Minh, huyện Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục