"Có cô đã ngoài tuổi 70 còn phải lao động, gom từng cọng rau, hạt lúa để tự nuôi sống hàng ngày. Nhưng điều khiến các cô buồn tủi hơn là tại sao cũng từng công tác trọn đời cho ngành mà mình lại phải chịu thiệt thòi lớn như vậy”.


Theo thời gian, chế độ chính sách cho giáo viên mầm non đang dần được chú ý hơn. Ảnh: Nguyễn Thảo

Theo thống kê của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, tổng số giáo viên mầm non (GVMN) nghỉ công tác chưa được hưởng chế độ là 122.440 người ở 31 tỉnh/thành phố.

Trong đó, số GVMN không được hưởng chế độ do không được chuyển tiếp dạy tiểu học là khoảng 47.000 người; số GVMN không được hưởng chế độ do hoàn cảnh gia đình và các hoàn cảnh khác mà nghỉ việc là khoảng 72.000 người.

Nhiều cô giáo già phải gom từng cọng rau, hạt lúa

Bà Nguyễn Thị Ban, 69 tuổi trú tại phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương là một trong số những GVMN thuộc diện này. Bà dạy mầm non từ năm 1972. Trong một lần dân quân xã bắn rơi máy bay, bà đã một mình cõng bế các cháu ra nơi an toàn. Đúng lúc chuyển hết trẻ đi thì chiếc máy bay rơi đúng khu lớp mẫu giáo. Nhưng sau khi nghỉ dạy, bà không được hưởng chế độ gì.

Bà Nguyễn Thị Đoàn, 73 tuổi (huyện Tứ kỳ, tỉnh Hải Dương) là nhà giáo ưu tú, hiệu trưởng mầm non trước năm 1975, nhưng sau khi nghỉ hưu, bà cũng không có lương, không trợ cấp. Hoàn cảnh của bà không chồng, không con, ở với em gái cũng không chồng, không con, sức khỏe rất yếu. Hiện tại bà được chính quyền địa phương, các đoàn thể giúp đỡ xây cho một ngôi nhà tình nghĩa 3 gian cấp 4 để hai chị em sinh sống.

Chia sẻ tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Nhiệm - nguyên Phó trưởng Phòng GD-ĐT huyện Từ Liêm, Hà Nội – cho biết, bà vào ngành từ tháng 9 năm 1963, lúc ấy ngành học mẫu giáo đã ra đời từ sau ngày miền Bắc được giải phóng.

Thời kì này, mỗi cô giáo mẫu giáo được trả lương bằng công điểm tính ra thóc theo giá trị của từng hợp tác xã nông nghiệp, ví dụ một ngày được 5 điểm, 1 công là 10 điểm = 1 kg thóc. Như vậy một ngày 5 điểm là 0,5 kg thóc, một tháng được 15 kg thóc. Lương cả tháng của một cô mẫu giáo là 15 kg thóc. Cô vỡ lòng được hưởng lương dân lập 35đ/tháng.

Về chế độ cho giáo viên mầm non thời kỳ đó, ông Lê Văn Phớt – Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Nghệ An nhớ lại, chỉ thị nêu rõ: việc tính công điểm cho giáo viên tùy từng Hợp tác xã trả cho họ bằng công loại cao để bảo đảm GVMN không bị sụt so với người lao động sản xuất. Nhưng trên thực tế, GVMN được nhận công điểm chỉ ở mức công điểm loại thấp đối với xã viên của Hợp tác xã.

"Mức trả công cho giáo niên mầm non dân lập trung bình vỏn vẹn 2 yến lúa, tương đương 13 kg gạo mỗi tháng, việc trả công lại theo mùa vụ nên người giáo viên phải ăn nhờ vào gia đình, cuối mùa mới được trả công một lần bằng lúa” – ông Phớt kể lại.

Ông nói, các GVMN tuổi trẻ đi dạy không đủ ăn, phải bám vào nguồn thu nhập nông nghiệp của chồng, tuổi già nghỉ việc phải nhờ cậy vào con cái.

"Có cô đã ngoài tuổi 70 còn phải lao động, gom từng cọng rau, hạt lúa để tự nuôi sống hàng ngày, ốm đau không có bảo hiểm y tế, cuộc sống vất vả. Điều lớn hơn là đời sống tinh thần, các cô luôn buồn tủi, day dứt khi từng công tác trọn đời cho ngành mà sao mình lại phải chịu thiệt thòi lớn như vậy”.

Năm 2007, Hội Cựu giáo chức Việt Nam đã cùng với 22 tỉnh khảo sát 39.181 nhà giáo đã nghỉ hưu để nắm tình hình đời sống của hội viên. Kết quả có 21,70% người có thu nhập bình quân dưới 200 nghìn đồng/ người/ tháng; có 14,12% người mắc bệnh nan y; 8,3% người mắc bệnh do hậu quả chiến tranh.

 Đề xuất chính sách trợ cấp một lần  

Cục Nhà giáo nêu rõ, nhiều giáo viên vào ngành những năm 1970, sau 20-30 năm công tác không được hưởng bất cứ chế độ, chính sách nào. Đa số GVMN thời kỳ này, do yêu cầu cấp thiết của nhân dân,  được dân phát hiện, tiến cử làm GVMN, không được đào tạo bài bản, không được biên chế, dạy ở các nhà kho hoặc nhờ nhà dân, được trả công bằng thóc (những năm 1980 được trả khoảng 10 kg thóc/tháng, những năm 1990 được trả khoảng 20 kg thóc/tháng) hoặc thù lao do cha mẹ học sinh tự nguyện đóng góp (những năm 1990 được  trả thù lao khoảng 40.000- 50.000 đ/tháng), trong đó các cô giáo phải tự làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.

Trong những năm 2000,  khi Nhà nước ban hành chính sách biên chế cho Hiệu trưởng trường mầm non, do yêu cầu chuyển từ trông trẻ sang chăm sóc, giáo dục trẻ cần có sự đào tạo bài bản, cung cấp những kiến thức ban đầu về chăm sóc, giáo dục trẻ nên một số GVMN không đáp ứng được nên nghỉ công tác.

Đời sống hiện nay của hầu hết của các GVMN này đều gặp rất nhiều khó khăn. Không có lương hưu, không có chế độ BHXH, thu nhập để duy trì cuộc sống đều nhờ vào ngày công lao động phổ thông, buôn bán nhỏ lẻ; nhiều GVMN không lập gia đình hoặc gia đình ly tán; nhiều GVMN nay đã gần trăm tuổi, không có chế độ, không chỗ dựa trong cuộc sống.

Do cơ chế quản lí trong giai đoạn, thời kì khó khăn của đất nước nên hầu hết GVMN khi vào dạy học và khi nghỉ việc được UBND xã thông báo bằng miệng, không có văn bản giấy tờ.

Cục Nhà giáo đề xuất, cần phải có chế độ, chính sách đối với đối tượng GVMN này.

Nguyên tắc giải quyết chế độ, chính sách là chỉ giải quyết cho những GVMN nghỉ công tác mà chưa được hưởng bất kì chế độ, chính sách nào của Nhà nước.

Đối tượng đề nghị hưởng chế độ, chính sách phải bảo đảm có hồ sơ giấy tờ chứng minh thời gian công tác. Trường hợp GVMN không còn các giấy tờ nêu trên thì phải nộp bản khai có chứng thực của UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc UBND xã/phường nơi đã tham gia dạy học.

Cục Nhà giáo và các cựu giáo chức cũng đề xuất chế độ, chính sách GVMN được hưởng theo hướng trợ cấp một lần như  chế độ, chính sách của các đối tượng cùng thời kì như cán bộ xã thời kì bao cấp, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến.

 

                        TheoVietnamnet

Các tin khác


GS Đàm Thanh Sơn được trao Huy chương Vật lý Dirac

Ngày 8/8, Trung tâm Vật lý lý thuyết quốc tế đã trao Giải thưởng và Huy chương Dirac 2018 cho 3 nhà vật lý học nổi tiếng, trong đó có GS. Đàm Thanh Sơn của ĐH Chicago, Mỹ.

Cục trưởng Mai Văn Trinh nói về gian lận thi cử: Tôi rất đau lòng, phẫn nộ

"Khi phát hiện ra sai phạm ở Hà Giang, Sơn La, đầu tiên cảm xúc của tôi là phẫn nộ. Cảm xúc sau đó là sự lo lắng. Tôi lo lắng là có thể tìm được thủ phạm thực sự là ai không, cách làm như thế nào, nhất là có trả lại được điểm cho các thí sinh không, để mang lại một kỳ thi công bằng” - PGS-TS Mai Văn Trinh chia sẻ.

Tuyển sinh 2018: Hết “cửa” vào trường top trên, thênh thang trường top dưới

Sau khi công bố điểm chuẩn năm 2018, hầu hết các trường đại học top trên đều tuyên bố không xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Cơ hội hiện nay cho thí sinh chưa trúng tuyển chỉ vào các trường top giữa và top dưới xét theo nguyện vọng bổ sung.

Tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình của trường đại học

Trường đại học có trách nhiệm giải trình đối với người học, xã hội, cơ quan quản lý về cam kết chất lượng, công khai chỉ số kết quả hoạt động hàng năm, về báo cáo tài chính. Trường cũng phải giải trình về mức lương, thưởng, quyền lợi của lãnh đạo, quản lý nhà trường…

Đánh giá con qua điểm số: Xin đừng làm tổn thương con trẻ!

Xung quanh chúng ta là những đứa trẻ vẫn luôn đặt nhiệm vụ học tập lên hàng đầu. Phụ huynh vẫn mang nặng tư tưởng đánh giá năng lực của con thông qua điểm số, thành tích. Tôi cũng đã từng là một đứa trẻ bị bố mẹ so sánh điểm số với bạn bè và áp lực trong tôi lớn vô cùng.

Thí sinh gian lận điểm sẽ bị xử lý ngay cả khi đã nhập học

Theo Bộ GD-ĐT, sau khi có kết quả trúng tuyển đợt 1, trong thời gian tới, thí sinh nào bị phát hiện gian lận điểm thi sẽ bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của Quy chế thi, trong trường hợp cao nhất là bị buộc thôi học, ngay cả khi đã trúng tuyển và nhập học tại các trường đại học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục