Phòng học quây bạt của học sinh mầm non miền núi
Thời gian qua, Chính phủ và các địa phương đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp học. Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục (đặc biệt ở các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ) còn nhiều phòng học tranh tre nứa lá, bán kiên cố, phòng học tạm thời và phải đi thuê, mượn các cơ sở bên ngoài, tình trạng thiếu phòng học (cấp hoạc mầm non, tiểu học), thiếu các phòng chức năng (cấp THCS, THPT) vẫn còn ở một số địa phương.
Một số thành phố lớn đông dân cư bị quá tải ở một số nơi (các trường thiếu phòng học, trong khi đó không còn quỹ đất để xây thêm), tình trạng nhà vệ sinh, công trình nước sạch chưa đạt chuẩn còn cao, tình trạng các công trình trường/lớp học xuống cấp chưa được nâng cấp cải tạo kịp thời.
Cả nước có khoảng 587.147 phòng học, trong đó số phòng học kiên cố khoảng 436.685 phòng, đạt tỷ lệ kiên cố là 74,4%. Tỷ lệ trung bình phòng học/lớp là 0,92 (trong đó mầm non 0,95; tiểu học 0,92; THCS 0,90; THPT 0,92).
Nhu cầu đầu tư khoảng 150.452 phòng học để xóa phòng tranh tre nứa lá, bán kiên cố, tạm, nhờ, mượn, thuê (mầm non 54.700 phòng; tiểu học 71.289 phòng; THCS 21.700 phòng; THPT 2.763 phòng).
Nhu cầu cần đầu tư thêm khoảng 8.046 phòng học cấp mầm non và 22.937 phòng học cấp tiểu học để bảo đảm học 2 buổi/ngày.
Những phòng học này còn rất nhiều ở khu vực miền núi
Qua kết quả khảo sát, tính đến tháng 8 năm 2018, cả nước có 90.451 nhà vệ sinh học sinh các cấp tiểu học, THCS, THPT (tiểu học có 47.519 nhà vệ sinh; THCS có 30.689 nhà vệ sinh, THPT có 12.243 nhà vệ sinh).
Tuy nhiên, nhà vệ sinh đang sử dụng tốt chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 67,3%; nhiều nhà vệ sinh không đáp ứng được nhu cầu sử dụng, không bảo đảm vệ sinh, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn, nhà vệ sinh hầu hết là chỉ được xây dựng tạm thời bằng vật liệu tranh, tre, nứa, lá và thiếu nguồn nước hoặc không có nước, tỷ lệ các trường có công trình nước sạch chỉ chiếm khoảng 85%.
Bộ GD&ĐT cho biết, nguyên nhân thiếu còn nhiều phòng học tranh tre nứa lá tại một số địa phương, đặc biệt là cấp học mầm non và tiểu học và ở các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn, các tỉnh miền núi. Tình trạng thiếu phòng học (cấp học mầm non, tiểu học), thiếu các phòng chức năng (cấp THCS, THPT) vẫn còn ở một số địa phương.
Một số thành phố lớn đông dân cư bị quá tải ở một số nơi (các trường thiếu phòng học, trong khi đó không còn quỹ đất để xây thêm). Tỷ lệ nhà vệ sinh, công trình nước sạch chưa đạt chuẩn còn cao; trang thiết bị dạy học còn thiếu, lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu... là do việc quy hoạch và thực hiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục chưa theo kịp với sự phát triển của giáo dục tại một số địa phương.
Một số địa phương chưa dành sự quan tâm đúng mức đến việc đầu tư cơ sở vật chất; các địa phương có điều kiện khó khăn, việc huy động nguồn vốn ngân sách địa phương và huy động khác còn hạn hẹp, hoặc một số địa phương chưa thật quan tâm dành nguồn vốn của địa phương, chủ yếu trông chờ vào ngân sách trung ương nên việc đầu tư không đáp ứng được so với nhu cầu.
Một số thành phố lớn đông dân cư bị quá tải ở một số nơi (các trường thiếu phòng học, trong khi đó không còn quỹ đất để xây thêm); một số địa phương thiên tai diễn ra phức tạp dẫn đến các cơ sở giáo dục bị ảnh hưởng nặng nề.
Theo Dân Trí