(HBĐT) - Năm học này, huyện Tân Lạc có 61 đơn vị trường học trực thuộc phòng GD&ĐT. So với năm học trước giảm 2 trường do sáp nhập tại xã Địch Giáo và xã Mỹ Hòa. Toàn huyện có 744 lớp với 19.606 học sinh, tăng 7 lớp, tăng 759 học sinh so với năm học trước. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê mới nhất của phòng GD&ĐT, toàn huyện hiện thiếu 5 cán bộ quản lý, 54 giáo viên, đặc biệt là thiếu 281 nhân viên. Thực tế này gây nhiều khó khăn cho địa phương trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cũng như chuẩn bị áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm 2019 – 2020.



Cô, trò trường mầm non Đông Lai, xã Đông Lai (Tân Lạc) khắc phục khó khăn, đảm bảo chất lượng hoạt động giáo dục.

Thiếu giáo viên, nhân viên diễn ra căng thẳng nhất tại bậc học mầm non. Cụ thể, tại bậc học này đang thiếu 1 cán bộ quản lý, 40 giáo viên và 154 nhân viên. Trong đó, thiếu 83 nhân viên nấu ăn, 7 kế toán, 2 cán bộ y tế, 48 bảo vệ. Ngành học mầm non toàn huyện có 40 cô nuôi diện hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP. Đối chiếu theo quy định, toàn huyện cần 83 cô nuôi nữa thì các trường mầm non mới có thể tổ chức cho các cháu ăn tại trường. Trường hợp ngành giáo dục hợp đồng 83 cô nuôi với mức lương tối thiểu 1,39 triệu đồng/người trong 9 tháng thì cần gần 1,04 tỷ đồng.

Đồng chí Bùi Văn Hải, Trưởng phòng GD&ĐT huyện cho biết: Số tiền này vượt quá khả năng chi trả của ngân sách ngành. Hiện nay, nhiều trường còn thiếu nhân viên theo quy định như nhân viên văn thư, thủ quỹ, kế toán, y tế trường học, thư viện, thiết bị, thí nghiệm, nhân viên nấu ăn, do đó ảnh hưởng đến hoạt động chung của nhà trường. Giáo viên mầm non chưa được hưởng chế độ làm thêm giờ, mặc dù trong thực tế giáo viên phải làm thêm giờ rất nhiều. Nguyên nhân là do không bố trí đủ giáo viên trên nhóm/lớp, giáo viên trong độ tuổi sinh đẻ cao và chưa có hướng dẫn phù hợp về việc tính thêm giờ cho giáo viên mầm non.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc thiếu giáo viên, nhân viên xảy ra ở huyện Tân Lạc là do một số lý do trong đó có việc tăng dân số cơ học. Năm học này toàn huyện tăng 759 học sinh so với năm học trước. ở bậc mầm non, việc huy động trẻ ra lớp tăng cao cũng như việc thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi khiến cho số trẻ đến trường tăng nhưng biên chế giao thấp. Trong khi đó, yêu cầu đặt ra về việc tinh giản 10% biên chế càng khiến cho vấn đề thiếu giáo viên, nhân viên trở nên căng thẳng. ở bậc học này toàn huyện thiếu 40 giáo viên. ở bậc tiểu học và THCS, đội ngũ giáo viên cơ bản đảm bảo, chỉ thiếu 14 giáo viên nhưng thiếu tới 127 nhân viên. Đây là khó khăn rất lớn đối với ngành giáo dục địa phương khi triển khai xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Từng bước giải quyết tình trạng này, đồng chí Trưởng phòng GD&ĐT huyện cho biết: "Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, huyện đang thực hiện đồng bộ các giải pháp như đánh giá chính xác nhu cầu tuyển dụng; quan tâm bổ sung đủ biên chế giáo viên mầm non; nâng cao chế độ, chính sách cho giáo viên… Phòng cũng đề xuất UBND huyện tuyển dụng bổ sung số lượng giáo viên, nhân viên còn thiếu theo chỉ tiêu được giao cho ngành GD&ĐT để đảm bảo triển khai nhiệm vụ theo kế hoạch thời gian năm học với tổng số 29 chỉ tiêu (24 chỉ tiêu giáo viên mầm non, 5 chỉ tiêu giáo viên tiểu học). Phòng tiếp tục rà soát, quy hoạch mạng lưới trường, lớp, không để những trường quy mô nhỏ; những lớp có số lượng học sinh không đủ theo định mức để thực hiện điều tiết giáo viên từ những trường thừa sang trường, lớp thiếu giáo viên; đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng dạy và học.


Dương Liễu


Các tin khác


Trường tiểu học Yên Lạc (Yên Thủy): Đổi mới phương pháp dạy theo hướng lấy học sinh làm trung tâm

(HBĐT) - Năm học 2018 – 2019, trường tiểu học Yên Lạc (Yên Thủy) duy trì 22 lớp học với trên 700 học sinh. Trong năm học này, nhà trường tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, phấn đấu giữ vững trường chuẩn quốc gia mức độ 2.

Đoàn học sinh Việt Nam đạt thành tích xuất sắc tại IMSO 2018

Tại kỳ thi Olympic Toán và Khoa học Quốc tế - IMSO 2018, đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự đã đạt thành tích xuất sắc và là thành tích tốt nhất trong các kỳ tham dự từ trước đến nay.

Hội Khuyến học Thành phố Kỷ niệm 10 năm ngày Khuyến học Việt Nam

(HBĐT) - Ngày 2/10, Hội Khuyến học thành phố Hòa Bình đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 10 năm ngày Khuyến học Việt Nam 2/10/2008 – 2/10/2018.

Trung tâm học tập cộng đồng xã Mỵ Hòa (Kim Bôi): Khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng hoạt động

(HBĐT) - Đưa chúng tôi đi thăm lớp may công nghiệp do Trung tâm HTCĐ xã tổ chức được đặt tại trường tiểu học xã Mỵ Hòa (Kim Bôi), đồng chí Nguyễn Văn Công, cán bộ thường trực Trung tâm HTCĐ xã Mỵ Hòa cho biết: "Lớp may công nghiệp được tổ chức với 25 học viên, học từ tháng 8/2018.

Trung tâm Học tập cộng đồng xã Cao Sơn (đà bắc): 20 năm nhìn lại

(HBĐT) - Năm 1998, Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) xã Cao Sơn (Đà Bắc) được thành lập. Đây là TTHTCĐ đầu tiên của tỉnh và là một trong số những TTHTCĐ đầu tiên của cả nước. Sau 20 năm hoạt động, trung tâm đã có những đóng góp tích cực đối với sự phát triển KT- XH của địa phương.

Củng cố, phát triển Trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, đến tháng 9/2018, toàn tỉnh đã có 210/210 xã, phường, thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ), 100% TTHTCĐ có tủ sách cộng đồng. Đặc biệt đã có 135/210 TTHTCĐ có trụ sở làm việc độc lập (chiếm 64%). Các TTHTCĐ được đánh giá là đã tạo cơ hội được học cho hàng vạn lượt lực lượng lao động nông nghiệp nông thôn, phụ nữ và những người có hoàn cảnh khó khăn với nội dung, hình thức học phong phú, đa dạng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục