(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có 6 trường cao đẳng, 2 trường trung cấp, 15 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 12 cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp và 3 cơ sở tham gia theo hình thức liên kết đào tạo. Đồng chí Nguyễn Đức Cường, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH khẳng định: Sau nhiều năm, các trường nghề đau đầu vì thiếu chỉ tiêu, 2 năm nay, công tác tuyển sinh học nghề trên địa bàn tỉnh đã có những tín hiệu khả quan.


Giờ thực hành chuyên ngành chăn nuôi thú y của trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Hòa Bình.

Tuyển sinh học nghề có nhiều thuận lợi

 

Là ngôi trường "có tiếng” trong hệ thống trường đào tạo nghề của tỉnh, từ năm 2017 đến nay, công tác tuyển sinh của trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Hòa Bình đã thuận lợi hơn. Đồng chí Nguyễn Anh Tôn, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Đối với hệ cao đẳng, trường có các ngành nghề: chăn nuôi, khoa học cây trồng, lâm nghiệp, kế toán, quản trị văn phòng. Hệ trung cấp có các ngành: kế toán doanh nghiệp, quản lý và kinh doanh nông nghiệp, pháp luật, hành chính văn phòng, chăn nuôi - thú y, tin học ứng dụng, quản lý và kinh doanh khách sạn, quản lý, kinh doanh nhà hàng và dịch vụ ăn uống, quản lý và bán hàng siêu thị, vẽ thiết kế mỹ thuật có trợ giúp bằng máy tính, phát triển nông thôn, quản lý nông trại, lâm sinh, trồng trọt, bảo vệ thực vật, quản lý tài nguyên rừng, khuyến nông lâm. Đặc biệt, từ năm học 2017 - 2018, nhà trường tuyển chương trình giáo dục thường xuyên hệ vừa học vừa làm. Tham gia chương trình này, học sinh học 3 năm tốt nghiệp 2 lớp - vừa tốt nghiệp THPT, vừa có bằng nghề. Ngay năm đầu tiên, nhà trường đã tuyển được 2 lớp 10 với 61 học sinh. Bên cạnh đó, hệ chính quy có 31 lớp với 741 HS-SV, tăng 3,35% số HS-SV so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2018, nhà trường xây dựng kế hoạch tuyển sinh hệ trung cấp chính quy, tuyển sinh 18 lớp với 500 học sinh; hệ cao đẳng tuyển sinh 6 lớp với 170 học sinh. Riêng chương trình GDTX cấp THPT hệ vừa học vừa làm được Sở GD&ĐT giao 70 chỉ tiêu hàng năm. Trước nhu cầu tăng của chương trình học này, nhà trường đã báo cáo với lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH và có văn bản đề nghị Sở GD&ĐT tăng thêm chỉ tiêu 3 lớp 10 năm học này. Đến thời điểm này, trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Hòa Bình tuyển sinh và gọi nhập học 2 đợt với 250 HS-SV, trong đó có gần 200 học sinh tốt nghiệp THCS có nguyện vọng đăng lý học chương trình GDTX cấp THPT. Tham gia học tại nhà trường, học sinh đã tốt nghiệp THCS đi học trung cấp được miễn học phí và được tham gia học tập, thi tốt nghiệp phần văn hóa THPT, miễn phí chỗ ở nội trú. Được hưởng đầy đủ các chính sách ưu tiên về học bổng, học phí, trợ cấp xã hội theo quy định của Nhà nước; HS-SV gia đình thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, tốt nghiệp các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng chế độ nội trú theo quy định….

Cũng nằm trên địa bàn TP Hòa Bình, trường Cao đẳng nghề Sông Đà tuyển sinh 3 trình độ cao đẳng, trung cấp với các ngành chủ yếu như: Công nghệ ô tô, điện công nghiệp, kế toán doanh nghiệp, hàn, kỹ thuật xây dựng, vận hành cần, cầu trục, vận hành nhà máy thủy điện, vận hành máy thi công nền (xúc, ủi, lu) và trình độ sơ cấp với các ngành: lái xe ô ô hạng B1, B2, C, hàn, cắt gọt kim loại, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, tin học văn phòng. Đồng chí Đào Hữu Đắc, Trưởng phòng Kế hoạch đào tạo cho biết: Thực hiện chính sách của Nhà nước, trường thực hiện miễn, giảm học phí cho người đi học như hệ cao đẳng được hỗ trợ 100.000 đồng/tháng, trung cấp 50.000 đồng/tháng và hệ sơ cấp tùy từng ngành nghề đào tạo. Người học thuộc diện hưởng chính sách còn được miễn, giảm học phí, hưởng học bổng chính sách, các khoản hỗ trợ mua đồ dùng cá nhân, hỗ trợ trong dịp Tết và tiền đi lại theo quy định. Học sinh tốt nghiệp THCS vào học hệ trung cấp được miễn 100% học phí… Nhà trường có ký túc xá cho sinh viên ở nội trú. Sau khi tốt nghiệp ra trường được nhà trường tư vấn và giới thiệu việc làm miễn phí, được học liên thông lên bậc cao hơn. Ngoài ra, nhà trường phối hợp với các công ty tổ chức cho HS-SV đi xuất khẩu lao động, tu nghiệp sinh và du học tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… Nhờ vậy, 2 năm gần đây, công tác tuyển sinh học nghề của nhà trường thuận lợi hơn rất nhiều. Từ năm học 2017 - 2018, trường đã cơ bản tuyển đủ chỉ tiêu. Năm học 2018 - 2019, nhà trường đề ra chỉ tiêu tuyển 1.200 học sinh. Đến thời điểm này, hệ cao đẳng, trung cấp đã tuyển được trên 300 học sinh; hệ sơ cấp tuyển được gần 500 người…

Mấu chốt là nâng cao chất lượng và đảm bảo việc làm

Theo đồng chí Nguyễn Đức Cường, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, từ năm 2017, các chỉ tiêu tuyển sinh hệ cao đẳng, trung cấp của tỉnh tăng 200% so với kế hoạch. Năm 2018, theo kế hoạch, toàn tỉnh tuyển sinh học nghề 15.500 người. Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, tính đến hết 9 tháng, toàn tỉnh tuyển sinh đào tạo 8.512 người, đạt trên 54% kế hoạch năm. Trong đó, cao đẳng 200 người, trung cấp 1.560 người, sơ cấp và dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng 6.752 người. Lý do 2 năm gần đây công tác tuyển sinh học nghề khởi sắc hơn là vì tâm lý của học sinh THPT không còn coi "Đại học là cánh cửa duy nhất bước vào tương lai”.

Theo thống kê sơ bộ, chỉ có khoảng 30% học sinh thi để xét tốt nghiệp và cao đẳng, đại học. Số còn lại chỉ xét tốt nghiệp THPT- đây sẽ là cơ hội cho các trường tuyển sinh học nghề. Hiệu ứng nhiều người học đại học ra trường không xin được việc làm. Cùng với đó, các trường nghề cũng có nhiều hình thức tuyển sinh đa dạng như loại hình tuyển 3 năm 2 bằng của trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Hòa Bình và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - GDTX cấp huyện. Các Trung tâm dạy nghề - GDTX cũng liên kết với các trường đại học, cao đẳng tuyển sinh và học ngay tại trung tâm. Hiện nay, nhiều đơn vị, doanh nghiệp cần tuyển lao động có tay nghề với nhiều chế độ đại ngộ hấp dẫn. Thêm vào đó, Nhà nước cũng có nhiều chính sách hỗ trợ học phí, nội trú đối với học sinh là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, cận nghèo… Người học chỉ đầu tư về thời gian, chất xám, nhà trường lại được hỗ trợ kinh phí để duy trì hoạt động. Bên cạnh đó, thời gian gần đây, ngành chức năng và các nhà trường đã đẩy mạnh công tác truyền thông tới tận cơ sở để thu hút học sinh, người lao động nông thôn tham gia như các hội thảo, phiên giao dịch việc làm lưu động ở các xã, phường, thị trấn. Qua đó, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu lao động và người lao động sau đào tạo được gặp gỡ, tìm được việc làm phù hợp. Các trường đã giới thiệu khoảng 80% HS-SV sau khi tốt nghiệp có việc làm và thu nhập ổn định… Tuy vậy, về lâu dài, để thu hút HS-SV, điều cốt lõi là các nhà trường phải duy trì, nâng cao chất lượng đào tạo. Đồng thời đẩy mạnh liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp để tạo đầu ra việc làm học nghề cho học sinh. Cùng với đó, các nhà trường, cơ sở đào tạo nghề nghiên cứu tuyển sinh những ngành nghề phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH, góp phần giảm nghèo bền vững ở các địa phương.

 

 

                                                                                                       Hương Lan


Các tin khác


Chuẩn bị điều kiện cần thiết để triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

(HBĐT) - Từ năm học 2019 – 2020, Bộ GD &ĐT sẽ tiến hành triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Do đó, năm học 2018 – 2019 có ý nghĩa quyết định chuẩn bị các điều kiện cho việc đổi mới, mà yêu cầu trước tiên là vấn đề cơ sở vật chất, trường lớp học.

Huyện Yên Thủy quan tâm xây dựng thư viện trường học

(HBĐT) - Tính đến tháng 10/2018, toàn huyện Yên Thủy có 22 trường học phổ thông thuộc phân cấp quản lý của Phòng GD&ĐT. Trong đó có 4 thư viện đạt chuẩn, 4 thư viện tiên tiến và 14 thư viện xuất sắc. Việc quan tâm xây dựng thư viện nhà trường đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dạy và học, trang bị kiến thức, kỹ năng sống cho học sinh cũng như nâng cao trình độ giáo viên.

Cả nước còn tới 150.452 phòng học tranh tre nứa lá, tạm, nhờ, mượn, thuê

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, cả nước còn khoảng 150.452 phòng học để xóa phòng tranh tre nứa lá, bán kiên cố, tạm, nhờ, mượn, thuê (mầm non 54.700 phòng; tiểu học 71.289 phòng; THCS 21.700 phòng; THPT 2.763 phòng).

Bộ GD&ĐT giải thích vì sao học sinh phải học chương trình nặng

"Chương trình học của học sinh nặng bởi 2 lý do: Cách sắp xếp chương trình hiện hành còn cồng kềnh, có sự trùng lặp kiến thức; Cách truyền tải, phương pháp dạy học của giáo viên, có thói quen dạy những cái gì đã viết trong sách..."

Italy tuyên bố không rời khỏi Eurozone, các thị trường vẫn lo ngại

Ngày 14/10, Phó Thủ tướng Italy Luigi Di Maio đã loại trừ khả năng nước này rời khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), cho rằng những đồn đoán như vậy là do các đối thủ chính trị phao tin nhằm gây hoảng loạn.

“Đưa” học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường bảo đảm “3 đủ”

(HBĐT) - 5 tuổi, cháu Lường Đại Nghĩa ở xóm Tình, xã Tu Lý (Đà Bắc) chỉ sống với mẹ. Cuộc sống của 2 mẹ con Nghĩa phụ thuộc chủ yếu vào ít ruộng của ông bà để lại và thu nhập thêm việc thu gom phế liệu. Do vậy, cuộc sống của 2 mẹ con gặp rất nhiều khó khăn. "Khó khăn này còn lớn hơn nếu con tôi đến trường mà không có sự hỗ trợ của Nhà nước”, chị Lường Thị Thu chia sẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục